Nguồn gốc khủng hoảng tài chính

Tác giả : George Cooper
  • Lượt đọc : 554
  • Kích thước : 1.20 MB
  • Số trang : 159
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 1.157
  • Số lượt xem : 4.229
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Nguồn gốc khủng hoảng tài chính trên điện thoại
Nguồn gốc khủng hoảng tài chính được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra. Cuốn sách miêu tả quá trình tạo nên nhưng vòng quay luẩn quẩn này và sau đó, chỉ ra lý do đằng sau những sai lầm trong chính sách đã làm trầm trọng thêm những chu kỳ ấy.
“Tôi hy vọng cuốn sách sẽ đưa ra những thảo luận sâu sắc hơn về cách chúng ta nên đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô và giúp đa số độc giả hiểu về tính bất ổn tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu chúng ta có ý định phá vỡ các chu kỳ bùng – vỡ (booms and busts) nguy hại, mọi chủ thể tham gia nền kinh tế cần nhận thức được chính xác vai trò và những giới hạn của các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính trị gia và người dân cần nhận thức rõ ràng việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để ngăn chặn ngay lập tức những suy thoái kinh tế là điều không thể. Các ngân hàng trung ương nên quay trở lại với mục đích chính của mình là quản lý quá trình tạo tín dụng và cần phải học cách chung sống với những sức ép từ phía các chính trị gia cũng như từ khu vục kinh tế tư nhân đòi mở rộng việc bơm tín dụng không ngừng vào nền kinh tế.
Trọng tâm của cuốn sách này nằm ở lý luận rằng hệ thống tài chính của chúng ta không vận hành theo các quy luật của Thuyết Thị trường Hiệu quả như nhận thức phổ biến về kinh tế hiện nay. Thuyết Thị trường Hiệu quả mô tả hệ thống tài chính của chúng ta như một con vật ngoan ngoãn, khi không có sự can thiệp, nó sẽ tự điều chỉnh về điểm cân bằng tối ưu. Quan điểm của tôi là hệ thống tài chính của chúng ta vốn bất ổn, không hề có trạng thái cân bằng ổn định và thường thiên về hướng tạo nên những chu kỳ bùng vỡ nguy hại.
Tôi cũng cho rằng tình trạng không ổn định này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải quản lý quá trình tạo tín dụng. Tuy nhiên, tôi cũng lý giải việc các chính sách của ngân hàng trung ương theo thời gian đã trượt từ mục tiêu bình ổn các hoạt động kinh tế sang thái cực ngược lại, khuyếch đại các chu kỳ bùng – vỡ làm bất ổn thêm nền kinh tế của chúng ta.
Cuốn sách cũng chỉ ra Cục Dự thi Liên bang Mỹ đã trượt vào mô thức chính sách tiền tệ, tạo ra các chu kỳ tín dụng cực kỳ to lớn và nếu còn tiếp tục, mô thức này sẽ làm suy yếu triển vọng của nền kinh tế quan trọng và thịnh vượng nhất thế giới.”