Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam

Tác giả : Bình Nguyên Lộc
  • Lượt đọc : 1.118
  • Kích thước : 7.24 MB
  • Số trang : 974
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 967
  • Số lượt xem : 5.775
  • Đọc trên điện thoại :
Không có nền văn hóa nào nên tự thẹn, cũng không có nền văn hóa nào được phép khinh bỉ các nền văn hóa khác. Cũng như các sinh vật, các nhóm dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn tiến triển y hệt như nhau. Đôi khi chỉ nhờ những nguyên nhơn địa phương và ngẫu nhiên nó giúp vài dân tộc trội hẳn các dân tộc khác. Nhưng luôn luôn, ở tỷ độ lịch sử, những thành tích ấy, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn hạn, không bao giờ ổn cố, và những nền văn minh tàn lụn, không còn làm sao mà đếm cho xiết nữa.
Vậy, người ta đi đến cái quan niệm là có một sự đồng đẳng căn bản nào ban đầu, chung cho cả nhân loại, đó là cái thực thể hạ tầng của những chênh lệch phụ thuộc khác.
Ở đây, cũng như ở các vấn đề khác, tự ty hoặc tự tôn mặc cảm đều không chính đáng.

Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam

Nguyên văn:
Aucune culture ne doit avoir honte d’elle-même, pas plus qu’elle ne saurait mépriser les autres. Comme les êtres vivants, les groupes ethniques ont passé par les mêmes phases de développement. Souvent, ce sont des causes locales et fortuites qui ont permis à certains de dépasser franchement les autres. Presque toujours, à l’échelle historique, cette performance, plus ou moins réussie, ou plus on moins longue, ne s’est jamais definitivement stabilisée et on ne compte plus les civilisations mortes.
On arrive donc à la notion d’une certaine égalité de base, commune à tous les hommes, substrat sous-jacent à une foule d’inégalités.
Le complexe d’infériorité, ici comme ailleurs, n’est donc pas plus justifié que le complexe de supériorité.