Nguy Cơ – Khoa Học & Chính Trị Về Nỗi Sợ Hãi

Tác giả : Dan Gardner
  • Lượt đọc : 351
  • Kích thước : 2.28 MB
  • Số trang : 286
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 493
  • Số lượt xem : 2.588
  • Đọc trên điện thoại :
Đã khi nào bạn băn khoăn tự hỏi: Tại sao các phương tiện thông tin đại chúng lại nhan nhản những câu chuyện về nguy cơ bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, của tệ nạn xã hội, giết người dã man hay nguy cơ khủng bố? Những con số khủng khiếp mà báo giới thường xuyên nhắc đến nói lên điều gì? Phải chăng, chúng ta đang sống trong một thời kì hỗn loạn hơn so với trước kia?

Tại sao khi xã hội ngày càng phát triển thì những mối lo sợ của con người lại có xu hướng tăng lên? Nỗi lo thường trực như ma tuý, cúm gia cầm, các sinh vật đột biến gen, thực phẩm ô nhiễm, biến đổi khí hậu, các chất gây ung thư, các loại thuốc trừ sâu, bệnh SARS và các bệnh liên quan đến các loại thực phẩm thịt... khiến con người luôn trong trạng thái lo âu. Trong cuốn sách Nguy cơ: Khoa học và chính trị về nỗi sợ hãi, tác giả Dan Gardner đã trình bày những lập luận hết sức khoa học, tỉ mỉ về cơ chế chúng ta tiếp nhận, phân tích xử lý thông tin theo cả lý trí và trực giác. Dựa trên tình hình chính trị, văn hóa của Mỹ, Dan Gardner phân tích nỗi sợ hãi dưới cả hai góc độ Khoa học và Chính trị.

Gardner cho rằng: Cảm giác sợ hãi phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Tác giả đã so sánh các số liệu trên đài báo với các kết quả thực tế và dùng lý lẽ phân tích sắc sảo, chỉ ra rằng: Đối với những doanh nghiệp và các cơ quan báo chí thì “Những nỗi sợ bán ra tiền và kiếm được tiền”. Nỗi sợ hãi cũng được dùng làm công cụ trong các chiến dịch tranh cử của các chính trị gia Mỹ. Có vô số những công ty và các hãng tư vấn đã làm ăn trên cơ sở trấn an tâm lý lo lắng, sợ hãi từ bất cứ những gì người ta có thể sợ và muốn làm ăn, họ chỉ cần biết rõ về chúng. Người ta càng sợ thì họ càng làm ăn phát đạt. Như vậy, nỗi sợ hãi đã trở thành công cụ makerting tuyệt vời cho một số người.

Tổng thống thứ 32 của Mỹ - Franklin D. Roosevelt cho rằng: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ là chính bản thân nỗi sợ hãi – một sự khiếp đảm không có tên gọi, không đáng có, vô lý, làm giảm những nỗ lực lớn để chuyển đối từ sự tụt hậu sang sự tiến bộ”. Qua Nguy cơ: Khoa học và chính trị về nỗi sợ hãi, tác giả đã lý giải một trong những nghịch lý trung tâm của thời đại chúng ta: Tại sao những con người sống trong môi trường an toàn và thịnh vượng nhất trong lịch sử lại đồng thời sống trong một nền văn hoá của nỗi sợ hãi?