Nguy Cơ: Khoa học & Chính trị về Nỗi Sợ Hãi

Tác giả : Dan Gardner
  • Lượt đọc : 363
  • Kích thước : 2.43 MB
  • Số trang : 379
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 542
  • Số lượt xem : 2.378
  • Đọc trên điện thoại :
Nghịch lí mà tác giả Dan Gardner đưa ra trong cuốn sách NGUY CƠ là: con người hôm nay phải đối mặt với ít rủi ro hơn bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử. Thế nhưng, thật trớ trêu - chúng ta lại lo lắng nhiều hơn. Vậy phải nhìn nhận các hiện tượng, vấn đề như thế nào để con người không phải "nhát gan" như thế nữa?
Tổng số thương vong chính thức được công bố trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại nước Mỹ là 2.974 người. Sau vụ tấn công, rất nhiều người Mỹ sau đó lo sợ đi máy bay, và họ đã mặc nhiên coi việc di chuyển bằng máy bay tiềm ẩn một mối nguy cơ to lớn. Bởi vậy họ chuyển sang sử dụng ô tô cho mục đích di chuyển, thậm chí là để đi xa.

Trong vòng một năm số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên khủng khiếp. Theo tính toán 1,595 người đã thiệt mạng trên các con đường giao thông tại nước Mỹ, bằng khoảng ½ con số thương vong tại tòa tháp đôi. Để tránh một mối nguy cơ từ việc đi máy bay trong thời kì Al Qaeda, thì đổi lại, một mối nguy khác lại xảy ra.

Xác một con thiên nga trôi dạt vào bờ biển nước Anh và sau đó, được phát hiện là đã chết do cúm gia cầm. Lập tức “cái chết của con thiên nga” chuyển thành sự hoảng sợ của báo giới. Trong khi có tới 3 nghìn người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm ở nước Anh (gấp 13 lần so với tổng số người chết vì cúm gia cầm trên toàn thế giới tính đến thời điểm này) lại chẳng hề được cảnh báo trên diện rộng.

Ví dụ trên đặt ra một câu hỏi: Tại sao con người lại kém cỏi trong việc hiểu thấu những mối nguy cơ? Chúng ta cứ nghĩ ôtô là an toàn hơn, trong khi thực ra không phải thế. Chúng ta nghĩ đi máy bay thật nguy hiểm, trong khi thực tế nó không nguy hiểm đến vậy.

Bạn có biết rằng “cơ hội” để chết bởi một tai nạn máy bay là 1/135.000 – dù có kì cục và ngu ngốc, nhưng nó tốt hơn khá nhiều so với “cơ hội” mà bạn phải đối mặt trên đường bộ tại nước Mỹ, là 1/6.000.

Hãy nghĩ về những gì đã xảy ra sau vụ khủng bố. Các tin tức truyền thông háo hức thu hút sự chú ý của bạn, họ mê mải tống cho bạn cảm giác sợ hãi. Các nhà chính trị nước Mỹ thì nhìn thấy một cơ hội vàng để tung ra những điều luật mới.

Mọi người tập trung chỉ cho bạn bức tranh của cái chết và sự tái thiết – và nó cứ như thế, nằm mãi trong trí óc bạn. Khi những kẻ khủng bố tấn công, mọi người thích nói về đề tài đó, bởi vì nó lôi kéo mọi người đến gần nhau hơn.

Khi tai nạn xe cộ xảy ra cũng nguy hiểm y như vậy, thì hầu như chẳng ai có hứng thú nói về sự sợ hãi trong cộng đồng – vì nó không “hợp thời sự”. Như thế vô hình chung chúng ta đã nhận thức lệch lạc về mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt.

Rất nhiều ví dụ tương tự cũng thế. Động đất chẳng hạn. Nó xảy ra hiếm hoi thôi, chỉ là kết quả của sự kiến tạo lại của vỏ Trái đất. Các địa tầng chuyển động vì áp lực lên nhân quả đất. Sau đó chúng sẽ trở lại xu hướng ổn định.