Nhân Điện - Những Phát Hiện Và Ứng Dụng

Tác giả : Nguyễn Đình Phư
  • Lượt đọc : 566
  • Kích thước : 15.89 MB
  • Số trang : 147
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 551
  • Số lượt xem : 2.511
  • Đọc trên điện thoại :
Nhân điện, những phát hiện và ứng dụng. Tác giả Nguyễn Đình Phư, mục lục trong hình, sách đúc kết nhiều năm nghiên cứu, thực hành của các chuyên gia, mời bạn tìm đọc.

Vào dịp Thầy dạy lớp ba ở Tarbes gần Lourdes … buổi trưa hôm ấy đang lúc Thầy trả lời các câu hỏi, vì ngồi ngay hàng đầu nên mình thấy có một người từ cuối phòng đi vào và ngồi ghế trống bên cạnh cách xa có hai ghế ! Thầy biết là ông bộ trưởng Y Tế của Pháp cho nên có vài lời giới thiệu, ông nguyên là thị trưởng tỉnh Lourdes thì ông chỉ trả lời ngắn gọn « tôi rất hy vọng được giới thiệu » (j’espère bien …) và tiếp tục ngồi nghe. Ông tò mò tới thăm vì báo chí trong vùng loan tin rất nhiều về lớp học, ông chỉ tới với tư cách cá nhân.

Thầy đặc biệt được nâng cao tại Thái Lan trong các chùa chiền có hình trưng ngang hàng với các đức Phật, kể cả trong chính quyền và cô công chúa Thái Lan rất kính nể Thầy. Chưa kể Tích Lan là nơi duy nhất được công nhận như một ngành học trong các trường đai học, do Thầy tới khai trương vào năm 2002.




Một học trò ở Pháp khi đi nghỉ hè bên Ai Cập năm 1992 lượm được một bức tượng rất quý bằng đá cẩm thạch dài 5 phân, nghe nói chỉ có một người duy nhất mới giữ được nó. Khi được học nhân điện thì mới trao lại cho Thầy, sau đó thì tượng đổi màu và dài thêm được một phân ! Vài năm sau Thầy cho mọi người xem trong lớp bốn tại … có rất nhiều học viên trong lớp chụp hình kỷ niệm nhưng duy nhất một người chụp được một tấm đặc biệt : hào quang có đường kính khoảng 40 phân hiện ra phía sau Thầy, đặc biệt hơn nữa ở phía sau có hình một ông cụ già mặt dài khoảng 120 phân. Mình có thể nhận ra miệng và một phần mũi (bên trong hào quang), hai con mắt (bên trên hào quang) và đầu …

Một trong hai vị Tổ Sư đang có mặt trong lớp học mà học viên có thể nhận ra trong lời nói của Thầy, giọng nói của người nào khác chứ không giống như tiếng nói hàng ngày của Thầy. Tùy theo lớp học người ta nhận ra có đến hai giọng nói khác nhau !