Nhịp Sinh học với Dịch Học trong văn hoá Phương Đông

Tác giả : Nguyễn Thế Vững
  • Lượt đọc : 363
  • Kích thước : 6.17 MB
  • Số trang : 410
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 1.023
  • Số lượt xem : 3.681
  • Đọc trên điện thoại :
Lịch sử nhân loại từ khi hình thành cho tới nay có thể tạm chia làm hai thời lượng lớn. Khoảng thời lượng lớn thứ nhất kết thúc ở thời đại Vua Phục Hy cách ngày nay 3500 năm. Trong thời lượng thứ nhất người với người thật sự bình đẳng. Các thành viên của cộng đồng chỉ khác nhau về giới tính, tuổi tác. Quyền và lợi của người đứng đầu cộng đồng có lẽ giống như quyền và lợi của các già làng trưởng bản vùng dẻo cao của những bộ tộc ít người. (Nghiêu, Thuấn là những ông vua sống trong khoảng thời lượng lớn thứ nhất).

Khoảng thời lượng lớn thứ hai bắt đầu từ thời đại Khổng Tử, cách ngày nay 2500 năm. Trong khoảng thời lượng thứ hai xã hội đã có cấu trúc chặt chẽ, đã phân thành tầng lớp, đẳng cấp, giai cấp. Một nghìn năm từ thời đại Phục Hy đến thời đại Khổng Tử

là thời kỳ chuyển tiếp. Cuối thời lượng lớn thứ nhất, sự hiểu biết của con người về con người đã đạt tới đỉnh cao tuyệt đối mà ngày nay chúng ta còn chịu ảnh hưởng, nhưng chưa đủ khả năng tiếp nhận, đánh giá. Đỉnh cao tuyệt đối này là tập hợp những chứng nghiệm cao niên, sâu sắc, tinh tế trong lĩnh vực sinh y dược, được ghi nhận bởi học thuyết kinh lạc huyệt, tạng phủ, học thuyết âm dương ngũ hành đại càn khôn tiểu càn khôn...

Kinh phật, kinh dịch và yoga đều chứa đựng những phiên bản của học thuyết kinh lạc..., học thuyết âm dương ngũ hành ... Bốc Phệ, Bát tự hà lạc, tử bình...là sự phát triển mở rộng ứng dụng của học thuyết kinh lạc...