Nho Quang miền đất cổ

Thể loại: Địa lý ;Lịch Sử
Tác giả : Lã Đăng Bật
  • Lượt đọc : 4
  • Kích thước : 14.32 MB
  • Số trang : 488
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 116
  • Số lượt xem : 1.039
  • Đọc trên điện thoại :
“Bản cư trung thị vô nhân vấn

Phủ tại sơn lâm hữu khách tầm"

(Nghèo, ở giữa thành thị không ai hỏi hạn đến Giấu, ở tận rừng núi xa xôi hẻo lánh cũng có người tìm về).

Trong cả nước có nhiều miền đất cổ có giá trị, Nho Quan là miền đất cổ duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Từ tên gọi, địa lý, lịch sử, văn hóa đến các di tích, danh thắng đều khẳng định nguyên giá trị miền đất cổ, lâu đời ấy.

Dấu ấn đậm nét nhất của mảnh đất này phải kể đến là "Động Người Xưa” giữa rừng nguyên sinh Cúc Phương; hay các địa danh, tên làng, bản, tên các di tích như làng Lạm, làng Rịa, làng Kho, làng Sầy, làng Láo, làng Cha, đình Mống, đình Lá... mà khi tra từ điển tiếng Việt đều không thấy ngữ nghĩa các từ đó. Theo một số giả định thì đó là tiếng cổ của người cổ xưa, nay nhân dân vẫn dùng có ý nghĩa lưu giữ những gì người xưa để lại thêm một minh chứng cho miền đất cổ... Với hơn 30 di tích và danh thắng đã được phát hiện và lưu giữ, tiêu biểu như động Vân Trình “mở ra một khung cảnh mới chưa từng thấy”, hay Vườn Quốc gia Cúc Phương “là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn, một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục và quý hiếm của Việt Nam và thế giới”, rồi hồ Đồng Chương “rộng gần 40 ha nước trong màu ngọc bích” với “cảnh trời mây hồ nước bạt ngàn đồi thông... thi vị trong giang sơn cẩm tú, ta có cảm giác như tất cả vẻ đẹp của đất trời đã dồn góp về đây... gần đó có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ở phủ Đồi Ngang, khói trầm thơm ngát một vùng đồi suốt ngày đêm”. Nơi đây còn có khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, có 10 địa danh ở xã Quỳnh Lưu và các xã lân cận đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia, là cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Ninh Bình.