Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt

Tác giả : Minato Kanae
  • Lượt đọc : 4.635
  • Kích thước : 1.36 MB
  • Số trang : 259
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 301
  • Số lượt xem : 2.321
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt trên điện thoại
Tại sao tên sách lại là NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT?

Bạn có biết, trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ không bao giờ được giải phóng? Đó là một người trưởng thành luôn thấy mình thiệt thòi, cô đơn bởi tuổi thơ không trọn vẹn tình yêu thương của cả cha và mẹ, không có bạn bè chơi cùng. Đó là một người lớn không tự tin, luôn cô đơn vì từ bé đến lớn luôn bị mẹ so sánh và đối xử phân biệt với chị/em của mình. Đó là những nhân cách khác trong con người chúng ta, một góc tối trong tâm hồn được hình thành bởi những ẩn ức tuổi thơ, ám ảnh cuộc đời mà chính ta không vượt qua được. Đó cũng chính là một trong những tâm lý tội phạm dẫn đến các hành vi phạm tội.

Nổi tiếng là nữ hoàng của dòng văn học khai thác góc khuất của tâm lý con người, nữ nhà văn Kanae Minato đã rất thành công khi miêu tả, khắc hoạ diễn biến tâm lý nhân vật trong cuốn sách này. Độc giả dễ dàng bị cuốn đi theo cảm xúc của nhân vật, cùng rơi vào những góc tối của tâm hồn, cùng khám phá và nhận ra những góc tối đó, cùng trải qua hoặc sẽ cố vượt thoát hoặc sẽ bị chìm vào.

Đậm chất tâm lý tội phạm, từ việc khai thác ẩn ức tuổi thơ, chứng ám thị đến các triệu chứng hoang tưởng của con người, NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT phản ánh góc khuất tâm hồn những con người cô đơn ngay trong gia đình mình, giữa xã hội này. Ngoài ra, còn là một lời khẳng định: Tuổi thơ của con người vô cùng quan trọng, đó là giai đoạn có khả năng ghi nhớ tốt nhất, tiếp nhận nhanh và ngấm lâu nhất để đi đến những ký ức bền vững mà sẽ trở thành tiềm thức, hình thành nhân cách con người. Rằng môi trường giáo dục con người quan trọng nhất là gia đình. Từ đó dẫn đến các hành vi trong đời sống, nhân cách và cả hình thành con người trưởng thành về sau sẽ như thế nào.

***

Một án mạng xảy ra, nạn nhân là những người hiền lành, tốt bụng, chẳng gây thù chuốc oán với ai bao giờ. Và nghi can đang bị cảnh sát thẩm vấn cũng là một người trầm lặng, ít nói, chưa bao giờ gây gổ với ai, thậm chí còn cúi đầu xin lỗi dù đối phương là người sai.

Tại sao? Tại sao một người hiền lành, nhẫn nhịn đến nhu nhược lại có thể trở thành kẻ giết người chỉ trong chớp mắt? Rốt cuộc họ nghĩ gì? Vì sao họ làm vậy?

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại trở thành “mình” của ngày hôm nay? (Ảnh: Facebook)Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt gồm 6 phần, không có sự liên kết với nhau, rời rạc, rạch ròi, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một câu chuyện để kể lại về quá khứ, về tuổi thơ và về gia đình mình. Họ đều xưng “tôi” và đều là một kẻ giết người.

Có người thì kể lại câu chuyện bố mẹ đã đối xử bất công giữa mình với em gái. Tại sao cùng là con, cùng dứt ruột đẻ ra, nhưng “tôi” là chị thì bị hằn học, khắt khe còn đứa em gái lại dễ dàng được bỏ qua và tha thứ? Chẳng lẽ tôi không phải con của họ? Hay tôi chỉ là người thừa trong cái gia đình đó?

Câu chuyện khác lại kể về đứa con gái nhận được quá nhiều kỳ vọng của mẹ. Mẹ muốn “tôi” phải trở nên tuyệt vời, phải thành đạt, “phải trở thành giáo viên giỏi như bố nhé”… Hoặc như bố mẹ “tôi” thì lại muốn tôi trở thành một con rối, một chiếc cúp để bố mẹ tự hào, một chiếc huân chương cho việc bố mẹ đã nuôi dạy “tôi” tốt như thế nào, dù cho có phải hủy hoại, vùi dập mọi ước mơ của tôi, cũng được… Hay câu chuyện của “tôi”: nếu mẹ không cấm tôi dùng máy tính, dùng điện thoại, có lẽ tôi sẽ lên mạng và search từ khóa “tự sát” nhiều đến mức không thể đếm nổi nữa. Một cuộc sống bị cấm đoán, giống như cầm tù, giống như nô lệ, có lẽ chết đi sẽ tốt hơn…

Nguồn : https://bloganchoi.com/review-sach-trinh-tham-nhung-dua-tre-bi-mac-ket/ Một án mạng xảy ra, nạn nhân là những người hiền lành, tốt bụng, chẳng gây thù chuốc oán với ai bao giờ. Và nghi can đang bị cảnh sát thẩm vấn cũng là một người trầm lặng, ít nói, chưa bao giờ gây gổ với ai, thậm chí còn cúi đầu xin lỗi dù đối phương là người sai.

Tại sao? Tại sao một người hiền lành, nhẫn nhịn đến nhu nhược lại có thể trở thành kẻ giết người chỉ trong chớp mắt? Rốt cuộc họ nghĩ gì? Vì sao họ làm vậy?

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại trở thành “mình” của ngày hôm nay? (Ảnh: Facebook)Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt gồm 6 phần, không có sự liên kết với nhau, rời rạc, rạch ròi, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một câu chuyện để kể lại về quá khứ, về tuổi thơ và về gia đình mình. Họ đều xưng “tôi” và đều là một kẻ giết người.

Có người thì kể lại câu chuyện bố mẹ đã đối xử bất công giữa mình với em gái. Tại sao cùng là con, cùng dứt ruột đẻ ra, nhưng “tôi” là chị thì bị hằn học, khắt khe còn đứa em gái lại dễ dàng được bỏ qua và tha thứ? Chẳng lẽ tôi không phải con của họ? Hay tôi chỉ là người thừa trong cái gia đình đó?

Câu chuyện khác lại kể về đứa con gái nhận được quá nhiều kỳ vọng của mẹ. Mẹ muốn “tôi” phải trở nên tuyệt vời, phải thành đạt, “phải trở thành giáo viên giỏi như bố nhé”… Hoặc như bố mẹ “tôi” thì lại muốn tôi trở thành một con rối, một chiếc cúp để bố mẹ tự hào, một chiếc huân chương cho việc bố mẹ đã nuôi dạy “tôi” tốt như thế nào, dù cho có phải hủy hoại, vùi dập mọi ước mơ của tôi, cũng được… Hay câu chuyện của “tôi”: nếu mẹ không cấm tôi dùng máy tính, dùng điện thoại, có lẽ tôi sẽ lên mạng và search từ khóa “tự sát” nhiều đến mức không thể đếm nổi nữa. Một cuộc sống bị cấm đoán, giống như cầm tù, giống như nô lệ, có lẽ chết đi sẽ tốt hơn…

***

Kanae Minato là một nhà văn Nhật Bản về viễn tưởng và phim kinh dị. Cô là thành viên của các nhà văn bí ẩn của Nhật Bản và Câu lạc bộ nhà văn bí ẩn Honkaku của Nhật Bản.

Tác phẩm:

Thú Tội
Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt
Chuộc Tội
Tất Cả Vì N
Vòng Đu Quay Đêm
,,,
***

Cuốn sách này gồm 6 phần, là tập hợp 5 câu chuyện về những kẻ gây án khó hiểu. Đây là một cuốn sách về tâm lý tội phạm, về nguồn gốc nhân cách hoặc cư xử của con người mà sâu xa là do phương pháp giáo dục trong gia đình từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành – Nó khẳng định một điều rằng, tuổi thơ của con người rất quan trọng. Trong thời thơ ấu của mỗi người, chỉ cần có một vệt ký ức ám ảnh mà bản thân người đó không tự vượt qua và thoát khỏi thì chính ký ức đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, hành vi và thậm chí cả hành vi phạm tội (nếu có) của con người đó.
Trong câu chuyện về từng án mạng là lời tự sự của từng nhân vật, khi thì nạn nhân, khi thì thủ phạm và có lúc lại là người có mối liên hệ mật thiết với nạn nhân. Với lối tự sự này, tâm lý, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét. Cú đánh lừa ngoạn mục của tác giả chính là cách đan xen lời tự sự khiến cho bất cứ ai chỉ đọc lướt sẽ không thể nhận ra ai mới là hung thủ thực sự. Bởi tâm tư của từng nhân vật cuốn người đọc hoá thân thành nhân vật đó và tưởng như chính họ có thể gây án bất cứ khi nào.
Đó là câu chuyện về gia đình có hai cô con gái mà cách giáo dục hai đứa con trái ngược nhau hoàn toàn là nguyên nhân chính để lại ẩn ức của hung thủ. Dường như người em gái được bố mẹ dạy dỗ thoải mái hơn lúc nào cũng chờ cơ hội mỉa mai người chị bốn mươi tuổi chưa chồng, luôn mộng mơ chìm trong thế giới tiểu thuyết. Người chị dù không thân thiết nhưng cũng không ghét bỏ gì em gái mình. Người chị nhận con mèo trắng làm thú cưng chỉ bởi vì cảm thấy nó đáng thương và nó cần mình, đặc biệt là cô có khoái cảm với việc giết rận cho mèo. Một cô gái mộng mơ, trắc ẩn như vậy, có ai biết đến thẳm sâu thế giới tưởng tượng của cô ấy có một con rận khổng lồ…
Ba tác giả biên kịch gặp nhau tại một lễ trao giải tác phẩm xuất sắc của một cuộc thi. Từ đó, họ giữ liên lạc và trao đổi tác phẩm với nhau. Đối thủ là kẻ thù nhưng cũng chính là tri âm. Họ phải luôn cố gắng, phấn đấu để tác phẩm của mình được các nhà sản xuất phim để ý. Trong quá trình đó, họ có một áp lực là phải vượt trội so với những người cùng nhận giải năm xưa. Đố kị, ghen ghét, tự ái, ảo tưởng… là nguồn cơn tâm lý tội phạm của hung thủ trong âm mưu sát hại đối phương. Trong ba người đoạt giải năm xưa, có một người nhất định phải biến mất khỏi thế giới này. Trong ba người đó, ai xem ai là kẻ thù, ai xem ai là tri âm? Ai mới thực sự là hung thủ, phải mãi đến cuối chương, người đọc mới thở phào nhẹ nhõm sau những căng thẳng, đố kị, ảo tưởng cùng với các nhân vật.
Lại thêm những án mạng, đó là cuộc sống tuổi thơ đầy cố gắng gồng mình trong cô đơn, hoang mang, nhiều sợ hãi của những đứa trẻ có mẹ đơn thân. Khi đọc qua chương này, các bà mẹ, ông bố định đơn thân nuôi con liệu có suy nghĩ gì? Tất cả mọi đứa trẻ đều xứng đáng được sống trọn vẹn với tình yêu thương đầy đủ của cả bố và mẹ. Người lớn có bao giờ nghĩ rằng, mình đã quá ích kỷ khi chấp nhận đơn thân nuôi con từ lúc con chào đời đến khi con đã hình thành nhân cách trưởng thành?
Một án mạng khác lại xảy ra, nạn nhân được biết đến như là một con người hiền lành tốt bụng trong mắt tất cả mọi người. Người thuộc diện tình nghi đang bị cảnh sát hỏi chuyện, lại cũng là một người chưa bao giờ nỡ gây gổ với ai và chỉ biết mỉm cười hoặc im lặng nín nhịn kể cả khi bị đối phương gây khó chịu. Điều ngạc nhiên hơn, đây chính là người vốn từ nhỏ luôn nghe lời mẹ, luôn nói câu xin lỗi trước người khác dù đối phương là kẻ gây lỗi. Chính vì được dạy dỗ theo kiểu ép mình trở thành hình tượng hiền hòa, người tốt bụng trong mắt người khác nên cả nạn nhân và kẻ phạm tội đều có những ẩn ức chỉ đợi ngày bùng nổ. Các bậc phụ huynh cần nhìn nhận lại, dạy con cái trở thành người tốt bụng rất đáng hoan nghênh, nhưng phương pháp như thế nào là đúng, là phù hợp với tính cách từng đứa trẻ?
Theo hướng nghiên cứu phân tâm học của Sigmund Freud, mối quan hệ giữa cha và con gái thường thân thiết hơn mẹ và con gái; cũng như mối quan hệ giữa mẹ và con trai thì thân thiết hơn so với cha và con trai. Có thể còn nhiều tranh cãi trong chuyên ngành tâm lý học nhưng thực tế cho chúng ta thấy rõ điều này chưa sai, ít nhất thì trùng hợp xảy ra với đa số. Đó cũng là một nguyên nhân trong những khó khăn khi các bà mẹ đơn thân cố tương tác trong quá trình nuôi dạy con gái mình.
Từ trước tới nay, người ta đều nói rằng tất cả mọi ông bố, bà mẹ đều luôn mong điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình nhưng ít khi có người con nào nhận ra điều đó cho đến khi chính họ trở thành những ông bố/bà mẹ và nuôi con nhỏ. Nếu ai còn nghĩ như vậy thì càng cần phải đọc cuốn sách này!
Gia đình là tổ ấm, là nơi vỗ về nhưng gia đình nhiều khi cũng là nỗi kinh sợ. Tình mẫu tử, phụ tử vốn thiêng liêng bỗng dưng trở nên thật đáng nguyền rủa bởi quá nhiều nghiệt ngã. Những đứa trẻ dễ dàng bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình chỉ vì mẹ/cha của chúng có mối hận nào đó với người cha/mẹ của chúng. Không ít các bậc làm cha làm mẹ vì những ham muốn thoả mãn cá nhân mà bỏ mặc con cái và thậm chí lạm dụng con đến mức khủng khiếp. Cũng có kiểu phụ huynh dạy con trở thành/thực hiện giấc mơ dang dở của chính họ mà không quan tâm con-người-mà-chính-chúng-vốn-là. Những đứa trẻ như vậy, lớn lên sẽ thế nào? Nếu may mắn, đứa trẻ đó sẽ trở thành một con người bình thường như bao người khác với một cuộc sống bình thường. Sẽ thật đáng thương khi đứa trẻ đó dù lớn lên và vui vẻ bên ngoài xã hội nhưng vẫn không thể thoát được đứa-trẻ-bị-mắc-kẹt bên trong trong ký ức đầy tủi hổ, cô độc về gia đình. Càng bất hạnh hơn nếu đứa trẻ đó lớn lên trở thành tội phạm chỉ vì những ấm ức bị kìm nén quá lâu mà vốn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí và đã tác động trực tiếp đến tâm lý cũng như cách xử lý vấn đề cuộc sống, nhân cách của con người trưởng thành!
Để có một công dân tốt cho xã hội, sự giáo dục từ gia đình trong những năm đầu đời của trẻ vô cùng quan trọng. Ký ức tuổi thơ luôn là thứ tồn tại lâu nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến con người trưởng thành về sau. Hầu như người trưởng thành nào cũng luôn có một đứa trẻ bị mắc kẹt từ thẳm sâu tiềm thức. Đó có thể là sự tự ti khó thoát của một cô gái ba mươi tuổi bởi hồi bé luôn bị bố mẹ so sánh với người chị họ từ điểm số học tập đến nhan sắc. Đó có thể là lòng căm thù phụ nữ của một người đàn ông trưởng thành nhất quyết không chịu kết hôn chỉ vì đó là một cậu bé có người mẹ phản bội hai bố con hết lần này đến lần khác. Và còn nhiều hơn thế nữa những sang chấn tâm lý, những bế tắc của người trưởng thành, là lúc đứa-trẻ-bị-mắc-kẹt bên trong đang trỗi dậy và chiếm ngự, điều khiển họ, khiến họ dễ dàng sa ngã vào những hành vi phạm tội.
Mọi trẻ em đều xứng đáng được chăm sóc và nuôi dạy trong tình yêu thương đầy đủ của cả cha và mẹ. Đặc biệt, trong quá trình giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh thường có xu hướng “lái” cho con trẻ lớn lên như cách mình mong muốn mà không kịp nhận ra đó chỉ là “con người lý tưởng” mà chính họ đang hình dung và mơ ước trở thành chứ chưa hẳn đã phù hợp với con trẻ và không-là-chính-đứa-trẻ-đó. Mọi đứa trẻ đều xứng đáng được lớn lên là chính bản thân các con!
Với lối khắc hoạ tâm lý nhân vật tài tình của Kanae Minato, độc giả sẽ được cuốn đi theo từng phân cảnh tâm lý, cùng hồi hộp, cùng căng thẳng, cùng tưởng tượng với nhân vật cho đến khi mọi chuyện vỡ oà…
Thân mến!