Niềm vui khám phá

Tác giả : Richard P.Feynman
  • Lượt đọc : 177
  • Kích thước : 1.38 MB
  • Số trang : 152
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 155
  • Số lượt xem : 1.073
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Niềm vui khám phá trên điện thoại
Gần đây tôi đã tham dự một buổi thuyết giảng tại phòng thí nghiệm danh tiếng Jefferson của Đại học Havard. Diễn giả là Tiến sĩ Lene Hau đến từ Viện Rowland, người vừa tiến hành một thí nghiệm không chỉ được đăng trên Nature, một tạp chí khoa học danh tiếng mà còn được eda to New nhắc tới trên trang nhất của tờ New York Times. Trong thí nghiệm của mình, bà (cùng với nhóm nghiên cứu gồm các sinh viên và các nhà khoa học khác) đã chiếu một chùm tia laser qua một môi trường vật chất mới có tên là ngưng tụ Bose-Einstein. Nó là một trạng thái lượng tử mới lạ bao gồm rất nhiều nguyên tử được làm lạnh đến gần 0 độ tuyệt đối. Trong điều kiện ấy, các nguyên tử gần như không chuyển động, chúng cùng với nhau ứng xử như là một hạt duy nhất. Môi trường vật chất này đã làm cho tốc độ chùm sáng chậm lại tới mức không thể tin nổi, 38 dặm/giờ (~ 60,8 km/giờ - ND). Chúng ta vẫn biết là ánh sáng chuyển động trong chân không rất nhanh với tốc độ 168.000 dặm/giây (~ 300.000 km/giây). Khi ánh sáng chuyển động trong một môi trường vật chất nó sẽ bị chậm lại một chút so với tốc độ ánh sáng trong chân không (tỉ lệ với chiết suất của môi trường - ND). Tuy nhiên, nếu chúng ta làm một phép tính số học đơn giản bằng cách lấy 38 dặm/giờ chia cho 669,6 triệu dặm/giờ chúng ta sẽ được 0,00000006, tức là vận tốc đó chỉ bằng 0,000006% của tốc độ ánh sáng trong chân không. Để hình dung một cách trực quan về kết quả này, bạn hãy tưởng tượng nó giống như việc Galileo thả những viên bị của ông từ trên tháp nghiêng Pisa xuống phải mất 2 năm thì các viên bi mới chạm được đến mặt đất.