Ôn Tập Môn Sinh Học Chuẩn Bị Cho Kì Thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia

Thể loại: Lớp 12 ;Giáo dục
  • Lượt đọc : 381
  • Kích thước : 29.24 MB
  • Số trang : 206
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 126
  • Số lượt xem : 1.513
  • Đọc trên điện thoại :
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Từ năm học 2014 - 2015, học sinh cấp Trung học phổ thông trong toàn quốc bắt đầu thực hiện kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kì thi này, học sinh bắt buộc thi 1 môn là Ngữ văn, Toán và Ngoại Ngữ, đồng thời mỗi học sinh được tự chọn 1 môn khác trong số 8 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử. Dù là môn thi bắt buộc hay môn thi tự chọn, thí sinh đều phải nỗ lực ôn tập luyện thi tốt để giành kết quả cao trong kì thi quan trọng này. Kết quả của kì thi không chỉ là căn cứ ghi các em được công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông mà còn giành những ưu trội là cơ sở để xét tuyển vào trường đại học và cao đẳng mà các em có nguyện vọng lựa chọn.

Để giúp các em học sinh Trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh lớp 12, ôn tập và thi đạt kết quả tới trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn, xuất bản bộ sách Ôn tập chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia và bộ sách Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia ở 8 môn học: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh. Hai bộ sách ôn luyện cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia đều chú ý tới những yêu cầu và lưu ý chung nhằm giúp cho học sinh ôn luyện đạt kết quả cao. Riêng bộ sách ôn tập chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia, các tác giả chú ý hơn đến những kiến thức, kĩ năng được học trong cấp Trung học phổ thông, chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12. Đặc biệt, có hai bộ sách đều tập trung biên soạn, lựa chọn những câu hỏi, bài tập điển hình, tiêu biểu theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, Theo đó, các câu hỏi và bài tập được phân hóa theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (thấp) và vận dụng cao. Đồng thời, các câu hỏi, bài tập cũng chú ý tới các dạng mở, có tính sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của học sinh.