Phong cách học tập mới về môn Toán

Thể loại: Toán Học ;Giáo dục
Tác giả : Nguyễn Cảnh Toàn
  • Lượt đọc : 657
  • Kích thước : 1.92 MB
  • Số trang : 68
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 373
  • Số lượt xem : 2.339
  • Đọc trên điện thoại :
Khi đặt tên cho Cuốn sách chúng tôi cũng muốn tìm những chữ nôm na, dễ hiểu hơn hai chữ " phong cách " nhưng chưa tìm được . Phong cách học tập " không phải là " phương pháp học tập ". Có thể nói nó là tinh thần của phương pháp học tập, nó là cái chỉ đạo phương pháp học tập. Nói đến phong cách là nói đến con người, một " kiểu mẫu " con ngưòi nhất định. Phong cách học tập mới gắn liền với một " kiểu mẫu " con người học sinh mới, con người học sinh xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy xây dựng phong cách học tập mới cũng là góp phần xây dựng con người học sinh mới. Đó là ý chủ đạo của quyển sách này. Chúng tôi sẽ ít bàn tới những phương pháp học tập cụ thể, tỉ mỉ vì chúng tôi cho rằng không có những phương pháp cứng nhắc, cố định. Mỗi người học sinh, trên cơ sở thấm nhuần phong cách học tập mới, phải tự mình, tìm lấy phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình; tất nhiên là phải học tập các kinh nghiệm hay của người khác nhưng phải học tập sáng tạo, không nên máy móc, rập khuôn. Ví dụ cũng là việc tái hiện bài (xem nội dung ở §4), nhưng mức độ đến đâu thì tùy ở trình độ từng người nhưng người nào thì cũng phải thể hiện phong cách học tập mới ở tinh thần tự nguyện, tự giác và tinh thần dựa vào sức mình là chính.
Có ý kiến cho rằng phong cách học tập mới chỉ áp dụng được cho học sinh giỏi. Chúng tôi không nghĩ như thế. Tất nhiên, " phong cách mới " hay cái gi đi nữa thì cũng phải phù hợp với trình độ của người học, không nên khó quá, cũng không nên dễ quá. Nhưng khó là thế nào, dễ là thế nào, cũng cần phải đi sâu nghiên cứu chứ không thể kết luận vội vàng được. Nếu kết luận vội vàng thì chúng ta có thể vô tình mắc phải bệnh bảo thủ, dễ dàng gạt đi những ý kiến mới với lý do :" Quá cao ở với trình độ người học ".
Để minh họa quan niệm về khó, dễ, chúng tôi xin lấy vài vi dụ : dạy cho các cháu mẫu giáo có thói quen rửa tay trước khi ăn cơm là một điều khó nhưng cái khó ở đây không phải là ở chỗ " động tác rửa tay " quá khó đối với các cháu mà là ở khả năng nghiệp vụ của các cô mẫu giáo. Hoặc như nhiều việc trước đây có người nghĩ rằng chị em phụ nữ không làm được những công việc về khoa học, nhưng thực tiễn của phong trào " ba đảm đang " đã chứng tỏ không những chị em làm được mà có khi còn làm một cách xuất sắc. Vậy cái khó ở đây không phải là bản thân các việc đó vượt quá khả năng sức khỏe của chị em, mà cái khó ở đây lại chính là các tư tưởng bảo thủ, coi thường phụ nữ. Trong việc học tập của học sinh cũng vậy, có nhiều yêu cầu không phải là quá cao nhưng trong thực tế đã trừ thành quả cao đối với học sinh chỉ vì thầy giáo không thường xuyên đề ra yều cầu đó cho các em và do đó các em hằng ngày không được tập dượt. Có thể nói đó là những khó khăn giả tạo.Vả chăng, như người xưa đã nói: " Mọi sự khởi đầu đều khó ", ít có việc chưa tập tành gì đã làm thành thạo ngay được, thường thì bước đầu thế nào cũng lúng túng, khó khăn, nhưng nếu kiên nhẫn và quyết tâm vượt khó thì rồi sẽ quen dần. Bản thân những yêu cầu của phong cách học tập mới thật ra không phải là quá Cao đối với học sinh trung binh hay học sinh kém. Nhưng nói như vậy không có nghĩa rằng xây dựng phong cách học tập mới không có gì khó . Phải nói ngay là rất khó ; cái khó ở đây là phải chiến thắng sức mạnh của thói quen, nếp cũ. Cho nên không phải chỉ đơn giản có một quyển sách nói về phong cách học tập mới là đủ (tuy rằng việc có một quyền sách như vậy là cần thiết) mà còn phải có cả một cuộc vận động kiên trì, bền bỉ, có lãnh đạo chặt chẽ, có chỉ đạo điển hình v.v... Ngay đối với sinh viên các trường Đại học, việc vận động xây dựng phong cách học tập mới cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài gian kho giữa, cái mới và cái cũ.
Nói đến vấn đề khó, dễ chỉ cũng cần thấy rằng việc vận dụng phong cách học tập mới phải rất linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng lúc, từng nơi, từng người. Quên mất điều này thì sẽ tự gây cho mình những khó khăn không đáng có. Ví dụ, học một chỗ nào đó chưa hiểu thì, theo yêu cầu của phong cách học tập mới là chưa nên nhờ người khác giảng ngay cho mà phải tự mình cố gắng suy nghĩ thêm. Nhưng suy nghĩ thêm đến lúc nào? Cái đó lại tùy nội dung của vấn đề chưa hiểu và điều kiện thì giờ. Nên nội dung của vấn đề đã hiểu không liên quan đến việc tiếp thu các phần sau thì nên kiên trì, suy nghĩ ngày này qua ngày khác, có khi là tháng này qua tháng khác, thậm chí có thể năm này qua năm khác. Nhưng nếu là vấn đề cần phải nắm vững để hiểu được các phần Sau thì cũng phải tự mình suy nghĩ đến một chừng mực nào đó tùy theo điều kiện thì giờ cho phép, rồi cũng phải đi nhờ bạn hay thầy giảng cho.
Viết quyển sách nhỏ này, một mặt chúng tôi muốn góp với các em học sinh phổ thông cấp III và một phần nào các em cấp II một số ý kiến về phương hướng phấn đấu để học tốt (chứ không phải là những phương pháp tỉ mỉ, cụ thể), mặt khác cũng là muốn trao đổi ý kiến với các cô giáo, thầy giáo. Viết về một vấn đề có tính chất lý luận thì nên chọn hình thức nào để viết cho bớt khô khan, nhất là đối với các em học sinh? Chúng tôi đã cân nhắc và cuối cùng chọn hình thức nói chuyện với các em học sinh. Nếu các cô giáo, thầy giáo hay bất cứ ai khác có đọc quyền này thì xin xem như là đọc với mục đích góp ý kiến cho chúng tôi để lần sau chúng tôi nói chuyện với các em được hay hơn.