Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường - Tập 2

Thể loại: Tiểu Thuyết ;Truyện
Tác giả : Baku Yumemakura
  • Lượt đọc : 301
  • Kích thước : 3.89 MB
  • Số trang : 413
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 156
  • Số lượt xem : 1.400
  • Đọc trên điện thoại :
Nhà sư trẻ tuổi Không Hải, cùng người bạn thân Quất Dật Thế, từ Nhật Bản xa xôi vượt biển tới Đại Đường với tư cách sứ thần sang du học. Vào thời đại đó, Trường An, kinh đô của nhà Đại Đường là nơi nổi tiếng thịnh vượng phồn hoa, tập trung nhiều sắc dân từ khắp nơi đổ về. Như bóng tối luôn song hành cùng ánh sáng, nhiều loài yêu ma quỷ quái cũng bị thu hút về đây. Một con yêu quái mèo đã ám dinh cơ của viên chức dịch họ Lưu và đưa ra lời tiên tri về cái chết của hoàng đế. Tự tin vào vốn kiến thức uyên bác cùng tài ứng biến phi thường của bản thân, Không Hải đã dẫn Quất Dật Thế đến nhà họ Lưu để đương đầu với yêu mèo. Song họ không ngờ, mình đã vô tình dính líu vào một sự kiện lớn làm rung chuyển nhà Đường. Kiệt tác tiểu thuyết truyền kỳ Nhật Bản lấy bối cảnh Trung Hoa mở ra từ đây.

Lần theo manh mối từ tập một, Không Hải bắt tay vào điều tra từ bài ca mà người vợ bị mèo ám của nhà họ Lưu hát. Biết được đó là bài thơ khoảng 60 năm trước khi tiên Lý Bạch đã làm để ngợi ca vẻ đẹp của Dương Quý Phi sủng phi của Đường Huyền Tông, Không Hải và Dật Thế đã cùng Bạch Lạc Thiên - người bạn tình cờ quen biết, sau này sẽ trở thành đại thi hào - đi đến Mã Ngôi Dịch đào mộ của Dương Quý Phi. Kỳ lạ thay, ngôi mộ đã bị ếm bởi những lời nguyền ma quái, hơn nữa, thi hài Quý phi hoàn toàn không có trong quan tà




TÁC PHẨM: Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim "Yêu miêu truyện", đạo diễn bởi Trương Khải Ca, được báo chí ngợi khen như Mật mã Da Vinci phiên bản Trung Quốc.
***
Không Hải (Kukai, 774 - 835) là Tổ sư của phái Chân Ngôn Tông (Shingon-shu) Phật giáo Nhật Bản.

Với phương tiện tra cứu ngày nay, người ta có thể dễ dàng tìm thấy tranh vẽ chân dung, bút tích và các trước tác của Không Hải trên mạng, trong các sách nghiên cứu xưa nay nhưng những thông tin ấy không hề làm giảm sút nét “siêu phàm thoát tục”, thần bí nơi vị Tổ sư này.
Sách xưa không thuật rõ thuở nhỏ như thế nào chỉ biết năm mười lăm tuổi Không Hải đã học thông các sách chữ Hán căn bản như Luận Ngữ, Hiếu Kinh; năm mười tám tuổi làu thông Tả Thị Xuân Thu, Thượng Thư. Từ năm mười chín tuổi, Không Hải bắt đầu tu tập trong rừng sâu núi cao; năm hai mươi tư tuổi đã viết sách so sánh, bình luận Phật - Nho - Lão. Cũng vào thời gian này, Không Hải bắt đầu tiếp xúc và nghiên cứu Đại Nhật Kính - một trong những bộ kinh Mật giáo cơ sở, học tiếng Trung Hoa, chữ Phạn (Sanskrit) và chữ Tất Đàm (Shiddam). Đồng thời, Không Hải được một vị sư không rõ danh tính truyền cho phép tu “Hư Không Tạng Cầu Văn Trì” và lui vào chuyên tu trong một hang đá (nay vẫn còn di tích ở thành phố Muroto, tỉnh Kochi). Sau khi tu tập thành công, tương truyền Không Hải có trí nhớ siêu phàm - sự việc gì đã nghe, đã thấy một lần lập tức nhớ mãi không quên, về sau, chính nhờ trí nhớ siêu việt và trình độ, năng lực ngoại ngữ tuyệt vời mà Không Hải được triều đình Nhật Bản thời bấy giờ chọn đưa sang Trung Hoa du học. Truyền kỳ kể Hòa thượng Huệ Quả - tổ thứ bảy của Mật giáo Trung Hoa - vừa nhìn thấy Không Hải lần đầu tại Thanh Long Tự đã nói “ta chờ con đã lâu” và lập tức truyền thụ mọi sở học của mình cho Không Hải. Với năng lực phi phàm của mình, Không Hải đã hoàn thành chương trình học trong hai năm thay vì du học hai mươi năm như dự định ban đầu. Sư đã dùng một số tiền rất lớn, vốn mang theo để trang trải cho vỉệc du học, vào việc thỉnh kinh sách và các pháp khí cần thiết mang về Nhật Bản.
Năm 806, Không Hải từ Trung Hoa trở về Nhật Bản, sớm hơn rất nhiều so với dự kiến nhưng phải đợi đến năm 809 mới được chấp thuận cho vào kinh đô yết kiến Thiên hoàng. Câu chuyện chậm trễ này cũng không có ghi chép cụ thể nào trong sử sách chính thống và, do đó, phủ thêm một lớp thần bí nữa lên cuộc đời Không Hải. Sau khi về kinh, Không Hải lập tức được trọng dụng, đóng góp rất nhiều cho triều đình thời đó. Không Hải xây dựng tổ đình ở núi Koya (tỉnh Wakayama, Nhật Bản) đúc kết và phát triển kiến thức tu học từ Trung Hoa thành Chân Ngôn Tông và truyền dạy cho rất nhiều đệ tử.
Năm 835, Không Hải “nhập định vĩnh viễn” ở tuổi sáu mươi mốt. Người ta không dùng từ “viên tịch” hay “nhập diệt” mà dùng “nhập định” vì tin rằng Không Hải vẫn còn sống và chỉ nhập định trong căn phòng nhỏ được xây ngầm dưới nền một ngôi miếu ở phía sau tổ đình Chân Ngôn Tông trên núi Koya. Cho đến tận khi bạn đang đọc những dòng này thì hằng ngày, các vị sư ở nơi ấy vẫn đều đặn dâng cơm nước đúng giờ buổi sáng và buổi trưa vào tận cửa phòng. Mỗi năm, các sư lại dâng một bộ cà sa mới cho Tổ sư và mang bộ cũ đi đốt. Không Hải ở thế kỷ hai mươi mốt vẫn là một nhân vật thần bí sống động như thế.
Bạn đọc đang cầm trên tay tập đầu tiên trong bộ trường thiên tiểu thuyết Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đường gồm bốn tập của nhà văn Yumemakura Baku - tác giả rất nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ tại Nhật Bản, được Uyên Thiểm chuyển dịch sang tiếng Việt rất nhuần nhị. Uyên Thiểm là dịch giả quen thuộc được bạn đọc biết đến qua các bản dịch văn chương Nhật Bản do Nhã Nam ấn hành. Tôi tin bạn đọc lần này cũng sẽ đớn nhận và yêu quý tác phẩm Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đương, thích thú với tuyến nhân vật được xây dựng rất công phu, giàu cá tính và các tình tiết được đan xen khéo léo, đầy kịch tính.
Mời các bạn vào truyện...
Nguyễn Anh Phong
Đà Lạt, Vu Lan 2019