Sinh thái học côn trùng

Tác giả : Phạm Bình Quyền
  • Lượt đọc : 133
  • Kích thước : 5.79 MB
  • Số trang : 166
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 48
  • Số lượt xem : 531
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Sinh thái học côn trùng trên điện thoại
Giáo trình Sinh thái học côn trùng hiện đang được dùng làm giáo trình chính để giảng dạy đại học, sau đại học cho chuyên ngành côn trùng học ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ở một số trường đại học khác và các Viện Nghiên cứu có liên quan. Đồng thời nó còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên cao học, sinh viên, nghiên cứu sinh các trường đại học nông, lâm nghiệp, y khoa, cho cán bộ nghiên cứu và quản lý thuộc các ngành có liên quan. Trong giáo trình này, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa và tổng quát hóa những kiến thức cơ bản về sinh thái côn trùng đã tích lũy được cho tới nay với hy vọng giúp cho sinh viên và các đối tượng khác tiếp thu được dễ dàng và có thể áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.
Trước khi trình bày những kiến thức chuyên ngành về quan hệ tương hỗ của côn trùng với môi trường, trong phần đại cương, giáo trình trình bày những khái niệm về lý thuyết cơ sở trong lĩnh vực sinh thái học côn trùng, mặc dù điều đó đôi khi còn cần sự minh họa và phát triển thêm trong các chương chuyên đề.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến minh hoạ những tổng quan bằng những ví dụ cụ thể của nhiều công trình nghiên cứu và quan sát sinh thái học côn trùng. Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trong các trường đại học và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho thấy, với phương pháp trình bày như vậy, đã giúp cho sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực có liên quan dễ dàng tiếp thu toàn bộ giáo trình và có khả năng chủ động phát huy sáng kiến đưa các kiến thức về sinh thái học côn trùng vào thực tiễn sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thú y và côn trùng y học. Những ví dụ đó thường còn được dùng để cụ thể hoá cách ứng dụng những kiến thức lý thuyết về sinh thái học côn trùng đối với những yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.