Tại sao phải lo lắng? Hãy vui lên

Tác giả : Teo Aik Cher
  • Lượt đọc : 376
  • Kích thước : 2.57 MB
  • Số trang : 120
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 303
  • Số lượt xem : 1.726
  • Đọc trên điện thoại :
Cuộc sống cũng giống như một chiếc cốc còn một nửa lượng nước. Một số người sống với tâm tình biết ơn nhìn thấy nước đầy đến nửa cốc. Kẻ cảm thấy mình thiếu may mắn lại chỉ nhìn thấy nước đã vơi đến phân nửa. Như vậy đấy, vấn đề là ở chỗ con người nhìn nhận mọi việc xung quanh họ như thế nào mà thôi.
Wikipedia định nghĩa hạnh phúc là “một trạng thái tinh thần hay cảm giác đặc trưng bởi sự thỏa lòng, tình yêu thương, niềm thỏa mãn, lòng hân hoan, hay sự thích thú”.
“Trạng thái tinh thần” khiến chúng ta cảm thấy mình hạnh phúc hay trở thành một kẻ luôn lo lắng âu sầu. Người hạnh phúc lúc nào cũng nhìn thấy mặt tích cực của sự việc, trong khi người hay lo lại thường bị thu hút về phía những khía cạnh tiêu cực. Nói cho công bằng, lo lắng có thể là một điều tốt. Nó có thể là một phương pháp hữu ích dẫn chúng ta tiến gần đến những giải pháp cho các vấn đề mình gặp phải. Lấy ví dụ, khi chúng ta lo lắng về kỳ thi sắp tới, thì lo lắng chính là động lực khiến chúng ta học chăm và ôn luyện kỹ càng hơn. Càng chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi, chúng ta càng đỡ lo hơn.
Tuy nhiên, khi lo lắng quá nhiều, chúng ta trở thành người lo lắng mãn tính. Nó có thể khiến chúng ta mất ngủ, ăn không ngon miệng, thậm chí còn bị rụng tóc hàng loạt nữa! Bạn đừng vội cười, vì thực ra lo lắng mãn tính là một chứng bệnh đấy. Nó được gọi tên là GAD hay Chứng rối loạn lo âu (Generalised anxiety disorder). Căn bệnh này có thể gây hại, bởi nó làm ngưng trệ cuộc sống của chúng ta và làm cản trở mọi tiến triển. Nó có thể trở nặng, và thậm chí còn gây ra chứng trầm cảm.