Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non - Nguyễn Ánh Tuyết

Tác giả : Nguyễn Ánh Tuyết
  • Lượt đọc : 3.434
  • Kích thước : 3.44 MB
  • Số trang : 498
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 1.282
  • Số lượt xem : 10.963
  • Đọc trên điện thoại :
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non – Nguyễn Ánh Tuyết
TÂM LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON là cuốn sách viết về sự phát triển tâm lý của trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi, nhằm giới thiệu với sinh viên khoa Giáo dục Mầm non của các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm Mầm non về những vấn đề cơ bản, có hệ thống của tâm lý học trẻ em tuổi mầm non, có tính đến việc sinh viên đã làm quen với hệ thống các khái niệm của tâm lý học đại cương.

Cuốn sách này được biên soạn dựa trên sự đúc kết những thành tựu tâm lý học trẻ em trong và ngoài nước, bao gồm nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới. Trong cuốn sách này, những quy luật chung về sự phát triển của trẻ em cùng với những quy luật và đặc điểm của trẻ ở từng lứa tuổi (từ lọt lòng đến 15 tháng; tư 15 tháng đến 36 tháng; từ 36 tháng đến 72 tháng) được trình bày theo quan điểm của tâm lý khoa học: coi trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển. Sự phát triển đó chính là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội trong nền văn hoá do loài người sáng tạo nên, bằng hoạt động của chính nó, quá trình đó thường xuyên được sự hướng dẫn của người lớn. Cuốn sách chú ý đến vai trò chủ đạo của giáo dục, đồng thời phân tích ý nghĩa có tính chất nguyên tắc về vai trò quyết định của hoạt động, đặc biệt là các dạng hoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn phát triển.

Tư tưởng chính của các tác giả là trình bày bộ môn Tâm lý học trẻ em tuổi mầm non như một khoa học mà đối tượng là sự phát triển tâm lý chứ không phải chỉ là bản thân những đặc điểm tâm lý này. Căn cứ vào tình thời đó, khi thình bày mỗi giai đoạn lứa tuổi, mỗi mặt của sự phát triển tâm lý, các tác giả dành vị trí trung tâm cho những vấn đề có sự liên quan đến quá trình phát triển, các tiền đề xuất phát của sự phát triển, các điều kiện cơ bản của sự phát triển, các cấu tạo tâm lý mới nảy sinh trong quá trình phát triển và các kết quả cuối cùng của từng giai đoạn phát triển. Những tài liệu mang tính chất mô tả liên quan đến đặc điểm lứa tuổi trẻ em chỉ được sử dụng ở chừng mực cần thiết để giúp cho người đọc hiểu rõ thêm quá trình phát triển.

Khác với tâm lý học trẻ em theo chức năng luận, ở cuốn sách này, các tác giả trình bày sự phát triển của trẻ không theo từng chức năng riêng lẻ mà theo từng giai đoạn phát triển. Trong mỗi giai đoạn bao gồm sự phát triển của nhiều chức năng tâm lý và các mối quan hệ qua lại giữa chúng dưới ảnh hưởng của hoạt động chủ đạo, nổi bật lên là những đặc điểm tâm lý đặc trưng cho mỗi lứa tuổi, giúp bạn đọc có thể hiểu được một cách toàn vẹn đứa trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển; đồng thời thấy được cả quá trình phát triển từ lọt lòng cho đến 6 tuổi, để từ đó có thể rút ra những phương pháp, những con đường giáo dục phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn phát triển cũng như toàn bộ tiến trình lớn lên thành người của mỗi trẻ em.

Cuốn Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” vừa là giáo trình dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm mầm non, vừa là cuốn sách cần cho cán bộ chỉ đạo, nghiên cứu, giáo viên trong ngành giáo dục mầm non, đồng thời cũng là cuốn sách cần cho tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển của trẻ thơ với lòng mong muốn giáo dục trẻ đạt tới mức phát triển tối ưu, nhất là các bậc cha mẹ. Các tác giả của cuốn sách này cũng mong đón nhận những ý kiến nhận xét, đóng góp để bổ khuyết cho những lần xuất bản sau.