Tây Sở Bá Vương Hạng Võ

Tác giả : Thường Vạn Sinh
  • Lượt đọc : 448
  • Kích thước : 1.51 MB
  • Số trang : 514
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 299
  • Số lượt xem : 2.195
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Tây Sở Bá Vương Hạng Võ trên điện thoại
Một đời người gắn liền với tên tuổi một dòng sông. Con nước ầm ào sóng vỗ rồi lặng lẽ đến tàn nhẫn, cuốn phăng đi tất cả!

Dòng Ô Giang (một đoạn của sông Trường Giang) hùng tráng, sóng cả tung tóe một góc trời với khí thế hung hãn gợi lên hình ảnh kiêu hùng của Sở Bá Vương Hạng Võ, người đã viết nên những trang bi tráng một thời của lịch sử Trung Quốc.

Những chiến thắng vang lừng nối tiếp tưởng như đã mở ra cho con người võ nghệ cao cường, dũng cảm có thừa ấy một nghiệp bá rực rỡ, lâu bền. Nhưng rồi tất cả được khép lại bằng một chiến bại tức tưởi cũng cho chính nhân vật anh hùng nhưng thiếu mưu lược, không quyết đoán, lòng dạ hẹp hòi và hiếu sát ấy!

Chắc chỉ có dòng Ô Giang định mệnh kia mới lắng nghe tiếng than: “Trời đã bỏ ta!”, rồi cuốn cả âm thanh lẫn thân xác Hạng Võ trôi ra biển cả mà hôm nay trên bờ dòng sông lịch sử ấy, còn chăng là những trang viết hấp dẫn, cuốn hút người đọc lần theo những bước thăng trầm của người anh hùng kiệt xuất một thời!
***
Hạng Vũ người đất Hạ Tương, là cháu nội đại tướng Hạng Yên nước Sở thời Chiến Quốc, người bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong đất ở Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Có thuyết cho rằng tổ tiên Hạng Vũ vốn mang họ Mị, là hoàng tộc nước Sở. Sau này, khi Sở diệt Lỗ năm 256 TCN, gia đình Hạng Yên lúc này do lập được nhiều công trạng nên được phong đất Hạng- trước kia thuộc nước Lỗ. Gia tộc Hạng Yên theo đó mà lấy Hạng làm họ. Cha Hạng Vũ mất sớm nên ông sống với chú là Hạng Lương - con thứ của Hạng Yên.

Lúc còn nhỏ, Hạng Vũ học chữ nhưng học không nên, bèn bỏ đi học kiếm thuật, cũng không nên. Hạng Lương nổi giận mắng, Hạng Vũ nói:

Biết chữ chỉ đủ để viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bõ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người!
Hạng Lương bèn dạy cháu binh pháp. Hạng Vũ rất mừng, nhưng ông cũng chỉ học để biết qua ý nghĩa, chứ không chịu học đến nơi đến chốn. Thuở trước, Hạng Lượng phạm tội và bị bắt ở Lạc Dương, Lương bèn nhờ quan cai ngục ở đất Kỳ là Tào Cửu viết thư cho Tư Mã Hân làm quan cai ngục ở Lạc Dương, vì thế việc mới thu xếp xong.

Hạng Lương có lần giết người, để tránh báo thù, bèn cùng Hạng Vũ bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Các hiền sĩ và đại phu ở đất Ngô Trung đều thua kém Hạng Lương. Những khi Ngô Trung có việc lao dịch hay tang lễ thì Hạng Lượng thường đứng ra lo liệu. Lén lút dùng binh pháp để tập hợp tân khách và trai tráng, vì thế biết được khả năng của họ. Còn Hạng Vũ khi lớn lên mình cao hơn tám thước,[2] có sức khỏe nâng được cả cái đỉnh nặng nghìn cân, tài năng, chí khí hơn người. Đời sau có câu "Bá Vương cử đỉnh" để khen ông và cũng để chỉ những người có sức khỏe phi thường. Các con em ở đất Ngô Trung đều sợ ông.

Khi Tần Thủy Hoàng đi chơi đất Cối Kê, vượt qua Chiết Giang, chú cháu Hạng Lương và Hạng Vũ cùng đi xem. Hạng Vũ trông thấy vua Tần, rồi nói:

Có thể cướp và thay thế hắn!
Hạng Lương nghe nói vội bịt miệng cháu:

Đừng nói bậy! Bị giết cả họ bây giờ!
Tuy mắng cháu nhưng nhân việc này, Hạng Lương coi cháu là kẻ khác thường.