Thời Cục Nước Tàu

Thể loại: Địa lý ;Chính Trị
  • Lượt đọc : 188
  • Kích thước : 0.33 MB
  • Số trang : 45
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 239
  • Số lượt xem : 1.388
  • Đọc trên điện thoại :
Thưa các ngài,

Hôm nay tôi xin nói truyện hầu các ngài nghe về thời-cục nước Tàu. Cái thời-cục nước Tàu ngày nay có lẽ khắp cả hoàn-cầu đều chú-ý đến, huống nước ta là nước láng giềng với nước Tàu. Nói vậy hình như quên hẳn mình đi, và lại chẳng hiến thêm một trò cười cho thiên-hạ ư ? Nhưng không dẫu ta ở vào địa-vị nào mặc lòng, việc thế-giới ngày nay hình như nó bách ai ai cũng phải biết tới, mà việc nước Tàu ngay trước cửa ngõ ta, ta xem xét đến lại càng thú-vị lắm.

Tôi xin nói về cái thời-cục nước Tàu từ khi nhà Thanh đổ cho đến hồi lập dân-chủ tới nay. Nước Tàu là một nước văn-minh sớm nhất, mà lại là một nước quân-chủ chuyên-chế tối-cổ, nay thốt-nhiên biến thành một nước dân-trị thì cũng ngạc-nhiên thật, khiến cho dư-luận thiên-hạ cũng có người lo rằng hai chữ « dân-quốc » tốt đẹp kia dễ thường cũng có khi không đứng vững được ở nước Tàu. Dư-luận ấy có ảnh-hưởng gì đến vận-mệnh Trung-quốc không, thì cũng không biết trước đâu được, nhưng ý tôi tưởng cái sự lo ấy dường như xa lăng-lắc và hình như một tiếng vang âm lên rồi lại dần dần tắt đi thôi.

Nước Tàu sở-dĩ lập thành chính-thể dân-quốc, chẳng qua là tại nhà Thanh độc-ác, tham-lam, mà lại vụng-về quá, nên mới khiến lòng dân khiếp-sợ, chán-ngán về đường chuyên-chế đến như thế. Ví-dụ nhà Thanh, vốn người khác giống đến chiếm-đoạt đất-cát người ta, lại khôn-ngoan, cai-trị cho có tình-nghĩa một chút, thì dễ thường cũng chưa có cái cuộc cách-mệnh ngày nay. Ta phải biết là chưa có thôi, chứ cái lý tất-nhiên thì thế nào cũng phải có, chẳng sớm thì muộn nhà Minh cũng phải đánh lấy lại nước. Nhưng lấy lại nước rồi có lẽ cũng phục lại ngôi vua nhà Minh, chế thành quân-chủ hiến-pháp, chứ không đến nỗi khổ-hại mà cố lập lấy nền dân-quốc như bây giờ. Nhưng tôi xin nhắc lại, nhà Thanh độc-ác quá, hà-hiếp dân-sự, thuế-khóa đánh nặng, những danh-vị lại dành cả lấy cho giòng-giống mình, cấp bổng-lộc cho họ-hàng mình, phân-biệt hẳn người Minh ra, coi hình như một loài da khác kém hèn, tôi-tớ mình. Ấy những nỗi tham-lam, độc-ác, vụng-về ấy mà nung-nấu lên cái ngòi cách-mệnh khắp trong nước. Cái ngòi ấy cứ ngấm-ngầm, chỉ chờ những cơn gió con-con đưa lại, là bật lên. Những cơn gió ấy là những trận nha-phiến chiến-tranh vào năm 1842, trận Anh-Pháp liên-binh vào năm 1860, trận Trung-Nhật chiến-tranh vào năm 1893 và đến hồi Nga-Nhật chiến-tranh vào năm 1903 thì thật có ảnh-hưởng đến nước Tàu mạnh quá, làm cho người Tàu bừng mắt ra mà vùng dậy.

Thuộc bộ sách