Thời Gian Để Sống và Thời Gian Để Chết

Tác giả : Erich Maria Remarque
  • Lượt đọc : 313
  • Kích thước : 1.20 MB
  • Số trang : 267
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 183
  • Số lượt xem : 1.663
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Thời Gian Để Sống và Thời Gian Để Chết trên điện thoại
“Bỗng Graeber thoáng ngửi được mùi hoa violet. Anh tìm xung quanh và thấy một bình hoa nhỏ đặt bên thành cửa sổ. Hương thơm vô cùng dịu ngọt, ngào ngạt chứa đầy mộng ước đã bị quên lãng của tuổi thanh xuân, những kỷ niệm của quê nhà yên lành và những ngày ấu thơ bình dị, tất cả ập đến trong anh, mạnh mẽ, đột ngột và mau chóng như những đợt sóng dồn. Một làn hương thơm lại làm anh xúc động và mệt mỏi như vừa đeo ba lô chạy một quãng dài trong tuyết…”

Khi Thế chiến II sắp đi vào hồi kết, anh lính Ernst Graeber đã gặp được phép mầu của đời mình: cô thiếu nữ Elisabeth Kruse – người đã biến mười bốn ngày phép loạn lạc thành một năm thanh bình, đã biến đất nước khói lửa và chiến tranh lần nữa là mái nhà yêu dấu, trong hương hoa tím ngọt ngào tuổi thanh xuân, dưới những hàng cây đoạn vẫn xanh tươi mặc cho bao nhiêu bom đạn, trên bãi cỏ nở hoa đã thoát khỏi quy luật tuyệt diệt của nhân loại… Và như thế, trong giai điệu tha thiết và nhiệt thành của con tim, những giấc mơ hạnh phúc đã trở lại, những niềm hy vọng đã trỗi dậy, ánh sáng và hơi ấm đã lan tỏa, sự sống và mùa xuân đã tái sinh trên nước Đức, dù muộn màng và đổ nát.

***
Tác giả

Erich Maria Remarque (1898 – 1970), sinh ra trong một gia đình bình dân tại Osnabrũck, miền Tây nước Đức. Từ nhỏ, Remarque luôn ngưỡng mô mẹ - bà Ana Maria, trong khi lại tỏ ra xa lánh cha – ông Peter Remarque.

Ông Peter Remarque bình sinh chỉ là người thợ đóng sách nghèo. Sự vất vả, túng bẩn của gia đình đã khiến cậu bé Remarque mới hơn mười tuổi đã phải tự kiếm sống bằng việc dạy kèm piano. Và cậu phải luôn làm cật lực để bù vào khoản thù lao mà hầu như tháng nào cậu cũng phải xin ứng trước. Dấu ấn những năm tháng cơ cực sau này được nhà văn ghi lại trong nhiều tác phẩm của ông.




Tốt nghiệp trung học, Remarque vào đại học Munster , nhưng chưa học xong ông đã bị gọi nhập ngũ và chiến đấu ở mặt trận phía tây. Khoảng thời gian giàu sinh ra tử trong lửa đạn này là nguồn tư liệu quý giá cho ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Những điều ông đã kinh qua ít nhiều đều được miêu tả trong cuốn sách ấy.

Những tác phẩm tiêu biểu:
Phía Tây không có gì lạ;
Khải hoàn môn;
Ba Người Bạn
Đường về;
Tia lửa sống;
Bia mộ đen;
Chiến Hữu
Bản Du Ca Cuối Cùng
Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù
Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết


Hầu hết các tác phẩm đều mang khuynh hướng phê phán và tố cáo xã hội mãnh liệt đồng thời miêu tả sức hủy hoại kinh hoàng của cuộc chiến tranh đế quốc đối với thể chất và tinh thần của con người.
***
Yêu và chết của một người trên mặt đất, nhất là trên mặt đất đầy lửa và máu, hoài vọng và thất vọng cay đắng. Một thời yêu và một thời chết, chỉ một thời thôi đời sống của con người kéo dài trong tiếng rạn nức của diêm sinh bắn lửa trên đầu que diêm. Một thời để yêu và một thời để chết, một quyển tiểu thuyết dầy trên năm trăm trang, làm máy động lên những vùng tóc tơ của tình yêu và những tiếng kêu chiều của sự chết. Một người đàn ông mang tên X, gặp cô gái mang tên Y, gặp nhau tình cờ trong bối cảnh, mang tên Z.

Tên X ấy có thể là Ernst Graber và cũng có thể là Xuân, Minh, Vinh hay Tâm; tên Y ấy có thể là Elisabeth Kruse và cũng có thể là Vi, Thủy, Ngọc hay Lan, tên Z kia có thể là một thành phố Đức giữa thời đại chiến mà cũng có thể là một thành phố nào đó. Tình yêu giữa thời chiến, đây là câu chuyện muôn đời xảy ra muôn lần trên lịch sử muôn năm của muôn triệu con người, nhưng đọc một thời để yêu và một thời để chết của Erich Maria Remarque, chúng ta mới thấy rằng có một thời tình yêu và chiến tranh lại trở thành những đề tài sáo cũ và lỗi thời, mà cũng có một thời tình yêu và chiến tranh lại trở lại thành những tiếng gọi thầm thì và những tiếng thống thiết đồng vọng lên hơi thở không ngừng của trái tim. Remarque đưa mình vào một buổi chiều phiêu lãng có mây nhẹ bay qua trên đống gạch vụn điêu tàn của một nền văn minh giẫy chết. Remarque không làm văn chương; chất thơ phớt nhẹ vào quyển tiểu thuyết ông như một chút nước mát từ đồi cao rưới xuống mặt đất cháy đen của thời chinh chiến.

Lối văn giản dị, không tô đậm những thông điệp của một sứ giả hay một tiên tri từ vùng trời lý tưởng trở về thế gian hữu hạn để cất tiếng nói lên kêu gọi một cái gì đó. Không, Remarque không phức tạp như một André Malraux không chua xót hận thù như Malaparte, không lạnh lùng tàn nhẫn như Norman Mailer, không thất vọng bơ vơ như Hemingway. Người về từ chiến tranh. Trong tiểu thuyết của Remarque, không về trong sự lạc loài thờ ơ của Faulkner, mà trở về với hoài tưởng tới những con chim sơn ca ở đầu làng, về trong tình yêu và ra đi trong sự chết, dó là một chút khói thuốc mà Remarque gởi tặng cho chúng ta, vì như một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết khác của Remarque "người ta chỉ có thể tìm được thanh bình trong khói thuốc". Sự trở về kêu gọi quê hương, tình yêu, thanh bình; sự ra đi kêu gọi sự chết chiến tranh, hận thù, ngộ nhận, hư vô. Đó là một cội cây anh đào trổ bông mà Remarque đem về tặng cho mỗi người trong chúng ta, những người đang sống qua kẽ nứt của mái nhà tranh quê mẹ. Trong một quyển tiểu quyết khác của Remarque, mang tên là Mặt trận miền Tây đều yên lặng, một nhân vật nào đó không ngừng ám ảnh trí nhớ của mình, đó là một anh tân binh quân dịch, một hôm, khi ngoài cửa sổ trại lính anh bỗng nhìn thấy cây anh đào trổ bông bừng lên cả khung cửa, suốt đêm đó, anh trằn trọc ngủ không được, anh nhớ đến cây anh đào ở quê nghèo, và sáng hôm sau, người ta không còn tìm ra hành tung anh nữa. Anh đã trở về.

Ra đi và trở về. Ra đi trong trầm uất và trở về trong liều lĩnh rạo rực. Sống rạo rực và chết như khói bay lên trời. Mộ thời để yêu và một thời để chết. Yêu một lần và chết một lần. Chỉ một lần. Remarque trao tặng chúng ta một thời để yêu và một thời để chết. Từ mặt trận ở Nga, Graber trở về nghỉ phép ở quê hương, chàng đã chờ dợi hai năm rồi mới được dịp may bất ngờ này. Về tới quê nhà, chàng không còn thấy, không còn nhìn ra mái nhà xưa nữa, bom đạn đã làm tan nát tất cả: cha mẹ chàng mất tích, chàng bơ phờ tìm kiếm hành tung của cha mẹ, nhưng rồi tình cờ gặp cô Elisabeth Kruse, họ yêu nhau, yêu nhau đến độ cao cuối cùng của phong vũ biểu, vì họ chỉ biết rằng mọi sự đều chỉ đến có một lần thôi. "Thực là lạ, anh nhỉ, Elisabeth nói, có lẽ là mùa xuân đang tới, em có cảm giác là đâu đây thoảng thoảng mùi hoa đồng thảo...".

Và thỉnh thoảng Graber còn nghe được tiếng chim họa mi vô hình kêu hót, dù bao nhiêu sự việc đã trôi qua từ bao giờ. Nhưng giữa cánh đập của con én liệng ở lầu chuông, Graber cũng thể quên hẳn kỷ luật quân đội và chàng phải trở ra trận, để rồi sau cùng bị bắn chết, lúc chàng mở cửa tù cho tội nhân trốn thoát. Lòng nhân đạo của chàng đã bắn chàng chết: chàng muốn giải tỏa tù nhân và chính tù nhân được trả tự do đã quay ngược lại chĩa súng bắn vào chàng. Câu chuyện chấm dứt bằng một câu đơn giản: "và đôi mắt chàng đóng khép lại", thế mà chúng ta có cảm tưởng rằng câu nói ấy về sự đóng khép của một vũ trụ nào đó, một vũ trụ mà: "một cụm mây bay chậm qua bầu trời. Những con chim kêu ríu rít trong rìhững cội phong già. Một con bướm xanh lơ lảo đảo từ đóa hoa này đến đóa hoa khác và bay lượn trên những hô lạc đận. Một chặp sau đó, một con bướm khác bay tiếp theo với con bướm xanh kia. Hai con bướm vui đùa với nhau và săn đuổi nhau. Tiếng ì ầm ngoài mặt trận vang động lớn dần. Hai con bướm giao cấu nhau và bay cao lên chậm chạp trong không khí ấm và sáng. Graber nằm ngủ".