Tiền Không Bao Giờ Là Đủ

Tác giả : Laura Vanderkam
  • Lượt đọc : 980
  • Kích thước : 1.48 MB
  • Số trang : 191
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 1.140
  • Số lượt xem : 4.604
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Tiền Không Bao Giờ Là Đủ trên điện thoại
Nội dung sách Tiền Không Bao Giờ Là Đủ
Quyền năng của tiền bạc không nằm ở những con số, mà ở những gì nó mang lại

Bạn có nhiều tiền hơn bạn nghĩ

Chương 1. Số tiền mua chiếc nhẫn đó có thể mua được gì?

Chương 2. Đừng tiết kiệm, hãy kiếm thêm

Chương 3. Hãy nghĩ lại về việc nghỉ hưu

Chương 4. Ai ơi chớ học làm sang

Chương 5. Ngày cuối tuần tuyệt vời nhất

Chương 6. Chi phí biên khi sinh thêm con

Chương 7. Sự huyền bí của con gà

Chương 8. Niềm vui vị kỉ của sự sẻ chia

Chương 9. Một cách đầu tư khác

Chương 10. Bài thơ cho chiếc túi Ziploc

Tóm tắt nội dung sách

Một buổi chiều Chủ nhật, khi ngồi lướt qua mục lưu trữ các e-mail mà tôi đăng ký nhận, tôi chợt dừng mắt trước dòng tiêu đề thú vị trong mục làm cha mẹ: “Của từ trên trời rơi xuống”.

Với một tiêu đề như thế thì hẳn nhiên là tôi phải đọc tiếp rồi. Hóa ra là buổi sáng hôm đó, một thành viên lâu năm trong danh sách e-mail đó đã đăng tải một tin nhắn nói rằng một công ty công nghệ lớn vừa mua lại công ty nơi chồng cô làm việc. Để giữ chân và làm hài lòng các nhân viên chủ chốt trong quá trình chuyển giao, công ty thu mua giàu có này đã trao cho họ nhiều phần thưởng vật chất khác nhau, bao gồm tăng lương, quyền chọn mua chứng khoán và các khoản thưởng khác cho những người ở lại. Tuy không biết con số chính xác họ nhận được là bao nhiêu, nhưng cô tuyên bố rằng nhờ vào vận may trời cho này mà vợ chồng cô giờ đây đã có mặt trong hàng ngũ thượng lưu.

Cô còn cho biết trước giờ hai vợ chồng đều sống giản dị − có lẽ còn trên giản dị một bậc; dịp mua sắm cuối tuần cả hai đi từ cửa hàng này tới cửa hàng nọ để so sánh giá cả. Giống như phần lớn những người suốt ngày đăm chiêu nghĩ ngợi làm sao để tiết kiệm được vài đồng, từ lâu cô cũng đã mường tượng ra cuộc sống của hai vợ chồng khi túi họ đã rủng rỉnh. Giờ thì điều đó đã trở thành hiện thực.

Vậy sử dụng số tiền đó như thế nào cho hiệu quả nhất? Cô viết: “Tài khoản tiết kiệm cho lũ trẻ học đại học sau này hiện vẫn còn quá ít, giờ chúng tôi có thể xử lý vấn đề đó rồi. Chúng tôi cũng đã có những kỳ nghỉ thú vị, vấn đề chúng tôi đang gặp phải chỉ là không có thời gian. Nhưng ngoài ra thì chúng tôi có thể làm được những gì với số tiền đó nữa?”

Mặc dù gửi tin nhắn trên vào cuối tuần, nhưng chẳng mấy chốc cô đã nhận được hàng tá e-mail phản hồi từ những thành viên khác, tất cả đều háo hức chia sẻ ý tưởng của mình. Một số tỏ ra thông thái (hãy nhờ chuyên gia hoạch định tài chính tư vấn), hoặc khác thường (mua vàng và két sắt), một số khuyên tiết kiệm cho tương lai và dự phòng những lúc khó khăn – một phiên bản dự phòng hậu cuộc khủng hoảng tài chính 2009. Thế nhưng cặp vợ chồng tằn tiện này đã thanh toán xong các khoản nợ nần. Chi tiêu điều độ và tiết kiệm là những thói quen đã ăn sâu vào máu của họ, nên việc nhắc họ tiết kiệm có lẽ hơi thừa.

Và thế là cuộc trao đổi lại nhanh chóng xoay sang khía cạnh triết học. Thay vì nghĩ cách sử dụng món tiền đó, mọi người lại nghĩ về chuyện tiền sẽ cho phép cô làm gì. Nhiều năm qua, người phụ nữ này đã chia sẻ với các thành viên khác trong diễn đàn những nỗi bức xúc của cô trong công việc, nên một người gợi ý, biết đâu số tiền trời cho này lại là một cơ hội tốt để cô nghĩ lại về nghề nghiệp của mình. Một số khác khuyên cô phóng tay làm phúc, hỗ trợ cho những mục đích mà cô hằng quan tâm – đây là một ý tưởng cô tỏ ra thích thú, tuy rằng cô không nghĩ mình là một nhà hảo tâm. Một người khác chia sẻ câu chuyện đáng buồn của cha mẹ cô, những người đã tích cóp được rất nhiều tiền, nhưng không bao giờ tự cho phép mình chi tiêu. Khi họ qua đời, cô được thừa kế một gia tài tươm tất và vì không muốn đi theo vết xe đổ của bố mẹ, nên cô không tiếc tay chi tiền cho những chuyến du lịch hạng sang và những dự án từ thiện mà hẳn bố mẹ cô nếu còn sống cũng sẽ ủng hộ. Cô vui mừng vì có được những cơ hội đó, dù rằng vẫn cảm thấy buồn vì bố mẹ cô chưa từng có cơ hội được tận hưởng niềm vui mà khối tài sản khổng lồ của họ có thể mang lại. Suy cho cùng thì, dù ít tiền hay nhiều tiền, chẳng ai có thể giữ được chúng mãi.

Người phụ nữ mới giàu này nhận được rất nhiều lời khuyên, mẹo mực khác nhau và một lượng khổng lồ các câu trả lời đưa chúng ta đến với một sự thật không thể chối cãi: tiền là một thứ quyền lực. Tiền cũng là một thứ phức tạp. Càng nghĩ về nó, nó càng khiến ta phải nảy ra những câu hỏi như: “Làm thế nào để có tiền? Ta nên tiết kiệm hay chi tiêu? Nếu tiêu tiền, thì nên tiêu vào việc gì?” Mặc dù ai cũng có thể nói “tiền không mua được hạnh phúc” hay phủ nhận tầm quan trọng của nó trong cuộc sống, nhưng nó vẫn có ý nghĩa nào đó đối với chúng ta. Nếu không thế, thì tại sao lại có nhiều người từ bỏ thời gian cuối tuần đến thế để chia sẻ suy nghĩ của họ về chủ đề tiền bạc với một người phụ nữ mà hầu như họ chỉ quen biết qua một danh sách e-mail?