Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Nguyễn Đăng Trúc
  • Lượt đọc : 345
  • Kích thước : 0.62 MB
  • Số trang : 170
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 267
  • Số lượt xem : 1.547
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học trên điện thoại
Triết học Việt Nam là những tư tưởng triết học của người Việt. Trong suốt lịch sử Việt Nam nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học bản địa nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền văn minh lân cận. Những nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng còn cho rằng Việt Nam không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó.

Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn minh trên thế giới: tiếp biến với nền văn hóa Trung Hoa bằng việc tiếp thu Nho giáo, Lão giáo và các tư tưởng triết học khác; tiếp biến với văn minh Ấn Độ một phần do đạo Phật từ Ấn Độ du nhập sang; sau này tiếp nhận Công giáo và các trường phái triết học phương Tây khác. Những tư tưởng triết học này đã được Việt Nam tiếp nhận một cách có chọn lọc, sau đó bản địa hóa. Chính vì vậy những tư tưởng triết học Việt Nam bao gồm triết học bản địa được thể hiện qua văn học dân gian và các tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng triết học Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây được du nhập vào Việt Nam. Nhiều yếu tố triết học đã xuất hiện trong thời Cổ đại và Trung đại tại Việt Nam. Léopold-Michel Cadière quan tâm đến triết học bình dân Việt Nam (philosophie pupulaire Annamite), nhiều nhà văn hoá học Việt Nam đã quan tâm đến: tín ngưỡng dân gian bản địa, tín ngưỡng phồn thực và nguồn gốc của Kinh Dịch nguyên thuỷ.

Các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề sau trong triết học Việt Nam:

Những vấn đề triết học tự nhiên và nhận thức luận: bao gồm mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa con người và tự nhiên, tinh thần và vật chất (phương Tây gọi là vấn đề cơ bản của triết học). Chẳng hạn, những vấn đề như quan hệ giữa Trời và người, hình và thần, giữa tâm và vật, hữu và vô, lý và khí...
Phương pháp tư duy: như quan hệ giữa tĩnh và động, thường và vô thường, thuận lẽ trời với lòng người...
Những vấn đề triết học chính trị: như đường lối trị nước của các triều đại, mối quan hệ giữa trị và loạn, mối quan hệ giữa vua và quan (quân thần), mối quan hệ giữa vua với dân, vấn đề sử dụng nhân tài...
Những vấn đề triết học nhân sinh: như bản chất con người, sự thành bại trong việc đào tạo, giáo dục con người, đạo làm người, các chuẩn mực đạo đức,...