Tiếu Ngạo Giang Hồ

Tác giả : Kim Dung
  • Lượt đọc : 689
  • Kích thước : 8.94 MB
  • Số trang : 4074
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 673
  • Số lượt xem : 3.348
  • Đọc trên điện thoại :
Có những điều mà ta nghĩ rằng không bao giờ có thật trên đời lại xảy ra trong tác phẩm của Kim Dung một cách hợp lý và tràn đầy đạo lý. Cơ duyên nào đã đưa một cô nữ ni thánh thiện, trong như ngọc mới 16 tuổi, dấn thân vào nơi ô uế, phức tạp nhất là động điếm Quần Ngọc dưới chân núi Hằng Sơn để cứu mạng Lệnh Hồ Xung? Cô đã bồng chàng lãng tử thanh danh tàn tạ ấy ra vùng hoang sơn dã lĩnh, chấp nhân phạm giới cấm khi ăn trộm dưa hầu có thức ăn cho chàng, tụng kinh Cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát cầu xin cho chàng tai qua nạn khỏi. Lạ thay, lời kinh trang nghiêm của Phật giáo lại được đọc với hơi thở từ một trái tim tràn đầy tình yêu và đức hy sinh. Cơ duyên nào đã đưa đẩy một nàng Nhạc Linh Sanh mới 16 tuổi, say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ rẫy mối thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm Bình Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời: “Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử. Xương trắng thành tro hận chửa tan.”. Cơ duyên nào đã đến với thánh cô Nhậm Doanh Doanh, ở ẩn trong ngũ Lục Trúc thành Lạc Dương mà “nhặt” được một chàng Lệnh Hồ Xung ốm o bệnh hoạn và khám phá ra được đó là người đàn ông anh hùng, trung thực, có bản sắc nhất giữa cuộc đời này? Từ bỏ ngôi vị cao quý, cô gái tươi đẹp, thông minh 17 tuổi ấy đi theo chàng trai, bắt ếch nuôi chàng, đánh đàn ru cho chàng ngủ và khi chàng kiệt sức thì cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm, chấp nhận cho phái Thiếu Lâm cầm tù để đổi lấy sự sống cho người yêu dấu. Đó là 3 dạng tình yêu trên đời: một tình yêu không nói thành lới do sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và thế tục, một tình yêu thực dụng vì say mê hào nhoáng bên ngoài mà không thấy được rõ phẩm chất bên trong, một tình yêu chân chính vì khám phá được chất ngọc bên trong mà không cần chú ý đến vẻ bên ngoài của một con người ốm o tàn tạ. Kim Dung không lên gân bình luận, phê phán; ông chỉ tường thuật và chúng ta hiểu. Thế thôi!