Tổ Chức Bộ Máy Các Cơ Quan Trong Chính Quyền Thuộc Địa Ở Việt Nam Qua Tài Liệu Và Tư Liệu Lưu Trữ (1862 - 1945)

Thể loại: Chính Trị
Tác giả : Vũ Thị Minh Hương
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 34.38 MB
  • Số trang : 799
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 186
  • Số lượt xem : 1.382
  • Đọc trên điện thoại :
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I vừa hoàn thành biên soạn và xuất bản công trình: “Tổ chức bộ máy các cơ quan trọng chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)”.

Cần khẳng định ngay đây là một công trình rất có ích và cần thiết cho giới nghiên cứu lịch sử cận - hiện đại Việt Nam. Nội dung sách đã giới thiệu một cách có hệ thống mà cũng đầy đủ nhất từ trước đến các tài nay liệu và tư liệu lưu trữ từ năm 1862 đến năm 1945, nói một cách cụ thể là từ khi thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, cắm mốc cáo chung cho chế độ thuộc địa của Pháp trên đất nước Việt Nam. Qua nội dung công trình này, người nghiên cứu bộ máy cai trị mà thực dân Pháp áp đặt trên đầu, trên cổ nhân dân ta trên 80 năm dài đã có những tài liệu và tư liệu lưu trữ gốc, đầu tay, có thể tin cậy. Rõ ràng công trình: “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862 1945)” là một cuốn sách công cụ được xây dựng công phu, bảo đảm tính khoa học cần có.

Qua công trình này, người nghiên cứu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng nhận thấy rằng thực dân Pháp đã thành lập rất sớm và tổ chức bộ máy cai trị ngày càng hoàn chỉnh phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc chiếm đóng và bóc lột khai thác để sớm biến Việt Nam thành một thuộc địa khai khẩn vào bậc nhất của tư bản Pháp dưới hình thái thực dân nhằm đảm bảo siêu lợi nhuận tối đa cho chủ nghĩa đế quốc Pháp.