Trăm năm trong cõi

Tác giả : Phong Lê
  • Lượt đọc : 167
  • Kích thước : 0.85 MB
  • Số trang : 178
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 101
  • Số lượt xem : 765
  • Đọc trên điện thoại :
Ngót 25 năm qua, tính cho đến nay, trong thời gian công tác ở Viện Văn học và cộng tác với Hội Nhà văn Việt Nam, tôi đã có dịp tham gia vào các sinh hoạt kỷ niệm chẵn 100 năm sinh của một thế hệ nhà văn, nhà văn hóa mà tôi muốn gọi là Thế hệ Vàng của văn chương Việt Nam hiện đại. Gọi là Thế hệ Vàng bởi họ là những người có công đầu trong khai mở và hoàn thiện diện mạo hiện đại cho văn chương – học thuật dân tộc; được thể hiện một cách tập trung và nổi bật trong mùa gặt ngoạn mục thời kỳ 1930-1945. Một thế hệ có năm sinh từ thập niên cuối thế kỷ XIX, như Tản Đà, Ngô Tất Tố, Hoàng Ngọc Phách... và kết thúc với những tên tuổi sinh vào năm 1920 như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài...
Với tên gọi Trăm năm trong cõi..., giới thiệu 23 tác giả, tôi mong muốn đây là cuốn sách giúp các thế hệ sau biết được một lịch sử hình thành và phát triển của văn chương Việt hiện đại; qua đó trước hết như một cách tri ân; và tiếp đó là chia sẻ với những khổ công, nỗ lực và thử thách, gồm cả những rủi ro, bất hạnh của một lớp người đi trước.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, trật tự các tác giả được xếp theo năm sinh, với người cuối cùng ở cuốn sách này là Xuân Diệu, sinh năm 1916, còn hai năm nữa mới vào “cõi trăm năm”.
Đó là lý do: để đến với những tên tuổi kết thúc Thế hệ Vàng, sau tuyển này cần có tiếp những tuyển mới.
Hà Nội, 1/1/2014
Tác giả