Trăm trận, trăm thắng

Tác giả : Đông A Sáng
  • Lượt đọc : 439
  • Kích thước : 0.61 MB
  • Số trang : 281
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 593
  • Số lượt xem : 3.266
  • Đọc trên điện thoại :
Cuốn sách Trăm trận trăm thắng, có tên là Bách chiến kì lược do Lưu Cơ, một nhân vật thần kì, được biên sọan dưới triều vua Thần Tông (1067 - 1085), thời Bắc Tống .
Từ khi ra đời đến nay, cuốn sách đã được các nhà quân sự lỗi lạc dưới các triều đại, các danh tướng mọi thời coi trọng, ứng dụng thành công và ca ngợi hết lời :
Là cuốn binh thư kì diệu, không có cuốn binh thư nào sánh được.
Sách đã khai mở tinh thần, trí tuệ và sự thông biến cho người đọc.
Sở dĩ, sách được coi trọng, ứng dụng thành công và nhận được những lời khen ngợi, vì :
1. Sách đã kế thừa tinh hoa những cuốn binh thư nổi tiếng thời cổ như Lục thao, Ngô tử, Tam lược, Tư Mã Pháp, trong đó Tôn Tử binh pháp là chính; từ đó hình thành phát triển thành cuốn Bách chiến kì lược.
Cho nên, sách được đánh giá là cuốn binh thư kì diệu không có cuốn binh thư nào sánh được.
2. Để chứng minh cho những nguyên tắc quân sự, sách đã dẫn chứng một trăm câu chuyện hấp dẫn được trích từ trong những cuốn sử nổi tiếng, tiêu biểu như Sử kí Tư Mã Thiên, Tả truyện, Tam quốc chí, Tấn thư, Hậu hán thư, Tư trị thông giám.
Với những trận đánh long trời lỡ đất, quyết định tồn vong của một thế lực, một triều đại, một đất nước, trong lịch sử Trung Hoa qua các triều đại : Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần Hán đến thời Tam quốc, Ngụy Tấn.
3. Sách được kết cấu chặt chẽ, đa số các nguyên tắc, các dẫn chứng được sắp xếp theo những cặp mâu thuẫn, giàu tính chất triết lí : tử - sinh, yếu - mạnh, ít – nhiều, thủ - công, thối - tiến, sau - trước, bại - thắng.
Với tùy cơ ứng biến, trong đất chết tìm ra đường sống, yếu chuyển sang mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy nhiều đè bẹp ít, chuyển thủ sang công, biến thối thành tiến, biến sau thành trước, biến trước thành sau, chuyển bại thành thắng ... như một vòng tròn chuyển hóa bất tận thiên biến vạn hóa, xuất quỷ nhập thần, vi diệu, thần kì, người trí tuệ bình thường khó đóan.
Vì vậy, sách được đánh giá là đã khai mở tinh thần, trí tuệ và sự thông biến cho người đọc.
4. Mặc dầu đã trải qua ngàn năm hưng phế của lịch sử, cuốn Kì mưu diệu kế, trăm trận trăm thắng vẫn còn nguyên giá trị, có thể ứng dụng vào trong nhiều lãnh vực như quân sự, ngọai giao, ứng xử, giao tiếp; đặc biệt là các doanh nhân muốn trăm trận trăm thắng trên thương trường khốc liệt, lạnh lùng.
5. Thông thường, một cuốn sách quý, như viên kim cương chỉ tỏa sáng long lanh dưới ánh mặt trời.
Những nguyên tắc, câu chuyện và mục lạm bàn và khuôn khổ cuốn sách, chỉ là viên kim cương nhỏ nhắn, khiêm tốn.
Nhưng với trí thông minh, tham gia lạm bàn, quý bạn sẽ tìm ra ánh sáng muôn màu, diệu dụng vô song.