Tre - Trúc (gây trồng & sử dụng)

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Ngô Quang Lê
  • Lượt đọc : 211
  • Kích thước : 6.14 MB
  • Số trang : 111
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 86
  • Số lượt xem : 965
  • Đọc trên điện thoại :
Tre trúc là loài cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam chí Bắc chỗ nào cũng có trẻ trúc. Tre trúc cũng được gây trồng và sử dụng rộng rãi trong nhân dân từ lâu đời. Ở nông thôn chúng ta trước đây hầu như tất cả vật dụng trong đời sống, sản xuất đều được làm từ tre. Ngày nay tuy tốc độ độ thị hoá cao, nhiều vật dụng thay thế nhưng cây tre cũng không thể vắng bóng với cư dân thành phố. Cái tăm, đôi đũa bằng tre vẫn tiện dụng hơn là tăm gỗ, đũa nhựa. Và khi đời sống nâng cao thì cây tre được dùng làm cảnh rất phổ biến ở thành phố.
Tre trúc có rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả (hạt) đều được sử dụng triệt để. Thân trẻ dùng làm vật liệu xây dựng và là nguyên liệu để làm ra các đồ dùng khác, làm nguyên liệu giấy, măng tre làm thực phẩm; gốc tre và cả thân trẻ làm đồ thủ công mĩ nghệ, làm nhạc cụ; lá tre làm thức ăn gia súc (là trẻ khô chứa lượng protein nhiều gấp 4 lần cỏ khô), làm vật liệu cách âm; lá tre, măng tre, tỉnh tre còn được dùng làm thuốc; quả (hạt) tre có thể ăn hoặc làm thức ăn gia súc, v.v... Cho nên tre trúc là loài cây đa tác dụng vào bậc nhất trong các loài cây trồng của chúng ta.
Là cây có nhiều tác dụng, có lịch sử gây trồng và sử dụng lâu đời, cây tre đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần và cả truyền thuyết lịch sử của dân tộc ta và hiếm có loài cây nào để lại dấu ấn nhiều trên các lĩnh vực văn thơ, nhạc họa như cây tre.