Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Nguyễn Trung Kiên
  • Lượt đọc : 392
  • Kích thước : 18.03 MB
  • Số trang : 1645
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 382
  • Số lượt xem : 2.073
  • Đọc trên điện thoại :
Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh (1917–2017) của Giáo sư Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Huế xuất bản cuốn sách Triết gia Trần Đức Thảo – Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm, mong muốn giúp bạn đọc có thể tìm hiểu toàn diện hơn về sự nghiệp và tư tưởng của ông.

Cuốn sách gồm có ba phần chính: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm, tập hợp các báo cáo khoa học và bài nghiên cứu của Giáo sư Trần Đức Thảo và gần 60 tác giả, dịch giả; trong đó có nhiều tư liệu công bố lần đầu.

Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, giáo sư Trần Đức Thảo (1917-1993) là nhà triết học lớn của thế kỷ 20, đã để lại một di sản triết học đồ sộ, phong phú, bàn về những vấn đề lớn của triết học và khoa học. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, hiện mới chỉ có một phần nhỏ tác phẩm của ông được giới thiệu với người đọc.

Cuốn sách này ra đời là nỗ lực lớn của một tập thể gồm những nhà nghiên cứu triết học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo trong và ngoài nước, nhằm cung cấp cho người đọc một nguồn tư liệu đầy đủ hơn về triết gia Trần Đức Thảo.

Sách dày gần 1.700 trang với ba phần: di cảo, khảo luận, kỷ niệm, được tác giả Nguyễn Trung Kiên thực hiện trong 12 năm mà tác giả xem như là một cuộc “hành hương” đi qua nhiều miền đất triết học, hạnh ngộ biết bao tư tưởng, trí tuệ và tấm lòng dành cho triết gia Trần Đức Thảo.
- Minh Tự
***
Trần Đức Thảo, sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là con một viên chức bưu điện, Ông là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội): giải nhì cuộc thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, đỗ tú tài Pháp năm 1935.

Năm 1936, ông nhận học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương sang Paris, Pháp, và thi đậu vào trường École normale supérieure (Paris) năm 1939. Ông đậu thủ khoa đồng hạng bằng Thạc sĩ triết học, ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942), thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học.

Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 năm 1945. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.

Sau 1954, từ Việt Bắc về Hà Nội, Giáo sư Trần Đức Thảo kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhứt, đến ngày 5 tháng 1 năm 1967, theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Nhứt hai ông bà đã thuận tình ly hôn.

Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Năm 1957-1958, Ông bị kết án dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông bị cách chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển. Ông hạn chế liên hệ với người khác, bị cô lập trong cuộc sống.

Kể từ năm 1960, ông Cù Huy Chử, thành viên Tổ thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, đã lưu trữ và nhờ đánh máy lại các trang bản thảo viết tay của Trần Đức Thảo.

Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đi" (theo TS. Cù Huy Chử) và mất tại Paris vào năm sau. Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu từ những thông tin trên truyền thông phương Tây. Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Mời các bạn đón đọc Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm của tác giả Nguyễn Trung Kiên.