Truyện Ngắn Chu Lai

Thể loại: Truyện Ngắn ;Truyện
Tác giả : Chu Lai
  • Lượt đọc : 576
  • Kích thước : 1.01 MB
  • Số trang : 363
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 189
  • Số lượt xem : 2.150
  • Đọc trên điện thoại :
Truyện Ngắn Của Chu Lai là những lát cắt sinh động, nhiều tầng, nhiều mảng khác nhau của hiện thực đời sống. Các truyện ngắn của ông như: Một quan niệm tình yêu, phố nhà binh, Bức chân dung của người đàn bà lạ…đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhất là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh. Có người tốt, kẻ xấu; có người thất bại, có kẻ thành công; có người cao cả, kẻ thấp hèn và còn có cả những nhân vật tha hóa - những con người không đủ bản lĩnh đối choi với sự cám dỗ hay thực tế đời sốn nên dễ dàng sa ngã...

Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình. Điều này cho thấy hiện thực đời sống trong truyện ngắn Chu Lai không hề đơn giản. Chính sự phức tạp, sâu xa ấy mà truyện ngắn của ông đã để lại được ấn tượng trong lonhf người đọc. Qua những câu chuyện đời thường ấy, nhà văn muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo và qua đó khẳng định giá trị của những điều tốt đẹp. Đồng thời qua đó cũng cho thấy, thông điệp mà Chu Lai muốn chuyển tải đến người đọc bao giờ cũng là những lời nhắn gửi thấm đấm nhân sinh.

***

Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên, hiện ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).

Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.






Chu Lai là một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Đã từng một thời khác áo lính, ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Và tiểu thuyết là thể loại mà Chu lai đã khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với câu chuyện và những phận người đầy gai góc. Người lính trong Nắng đồng bằng không chỉ biết có chiến đấu vì lý tưởng, biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn... nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Chính Chu Lai từng bộc bạch "Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, quăng quật người lính nhưng người lính vẫn bật lại để sống xứng đáng với màu xanh áo lính". Có thể nói mỗi trang văn của Chu Lai là một câu chuyện của những cái tận cùng, cố gắng hướng đến cái tận cùng, nỗi khổ niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng, can đảm và yếu hèn, tất cả đều được nổi lên một cách đậm nét và hết sức chân thực.

Một số tác phẩm của tác giả Chu Lai:
Cuộc Đời Dài Lắm
Mưa Đỏ
Phố
Nắng Đồng Bằng
Ăn Mày Dĩ Vãng
Út Teng
Truyện Ngắn Chu Lai
Hùng Karô
Chỉ Còn Một Lần
Khúc Bi Tráng Cuối Cùng
Người Im Lặng
Nhà Lao Cây Dừa
3 Lần Và 1 Lần
Sông Xa
Vòng Tròn Bội Bạc
Bãi bờ hoang lạnh
Gió không thổi từ biển
***
Vào một buổi tối ảm đạm, có một người đàn bà chừng trên bốn mươi tuổi đến gõ cửa phòng họa sĩ Lưu An.
- Xin phép hỏi bà là ai? Bà muốn gì ạ? - Ông nói.
Người đàn bà đưa đôi mắt đẹp và buồn thăm thẳm nhìn khắp gian phòng một lượt rồi dừng lại rất lâu trên khuôn mặt họa sĩ, lát sau mới nói chậm rãi: - Tôi đến đặt ông vẽ một bức chân dung.
- Chân dung ai?
- Người đang ngồi trước mặt ông.
Lưu An buông cây bút vẽ, nhìn lên. Trong đời cầm cọ, ông đã tiếp xúc với không ít các loại người, đã chứng kiến khá nhiều nhân vật nhưng vẻ điềm tĩnh, giọng nói tự tin thái quá ở người đàn bà này khiến ông hơi lạ. Dáng người gầy guộc, ăn vận xoàng xĩnh, khuôn mặt bình thường nếu không muốn nói có phần còn hơi tiều tụy. Tất cả chỉ có vậy thôi mà cớ sao ánh mắt lại tỏa ra nhiều vẻ tự tạo đến thế? Một đôi mắt hơi dài dại của người nghĩ ngợi nhiều. Tự nhiên ông thấy bực mình.
- Xin lỗi! Tại sao bà lại đến chính tôi chứ không phải một ai khác?
- Bởi vì tôi đã xem tranh của ông, vì người ta đã nói nhiều về ông. Tôi muốn có một bức tranh hoàn hảo, vậy thôi.
Hoàn hảo ư? Bà ta là cái gì mà lại có cái lối nói năng như một mệnh phụ phu nhân như thế? Hoàn hảo! Buồn cười! Chắc là lại một con mẹ thần kinh ngộ nghệ đến quấy rầy đây.
- Xin lỗi! - Ông cố nói bằng một chất giọng mềm mỏng để che đi cái cười giễu cợt cứ chực hiện ra nơi khóe mép - Tôi không vẽ chân dung và nói chung từ lâu tôi không màng tới thể loại này nữa. Bà có thể cảm phiền đi nơi khác.
- Tôi sẽ trả ông gấp mười người khác nếu ông vẽ.
- Gấp mười? - Tự dưng ông nổi máu tò mò - Tức là bao nhiêu thế thưa bà?
- Ba triệu.
- Ba triệu? Trời đất! - Ông trợn tròn mắt - Thế bà có biết vẽ một bức chân dung giá bình thường là bao nhiêu không? Tất nhiên bức vẽ ấy ít liên quan đến chất liệu vàng bạc.
- Tôi không biết vì hình như nghệ thuật không có giá.
- Vậy tại sao bà lại trả vậy?
- Tôi nghĩ ông sẽ có đủ tiền sống một năm để hoàn tất bức vẽ của tôi.
- Hả?... Bà nghĩ rằng, để vẽ xong bức chân dung ấy tôi phải bỏ ra một năm?
- Tôi cho là thế hoặc lâu hơn.
Tới đây thì họa sĩ Lưu An không chịu nổi nữa:
- Tóm lại bà là ai? Và bà muốn gì ở tôi?
- Tôi là một người đàn bà bình thường muốn có bức chân dung cuối đời của mình - Người đàn bà vẫn trả lời bình thản, sắc thái trong mắt vẫn không hề thay đổi - Và tôi sẽ trả công cho ông sòng phẳng, đúng như tài năng ông bỏ ra, đơn giản vậy thôi ạ!
Gõ gõ ngón tay bết mầu xuống mặt bàn một lát, ông nheo mắt nhìn người khách rồi nhìn ra ngoài khung cửa sổ, rồi lại nhìn khách... Cuối cùng ông đấu dịu.
- Thôi được rồi. Bà ghê gớm lắm! Thế bà muốn chất liệu nào? Bút sắt, sơn dầu, bột mầu hay sơn mài? Hay cả bốn thứ gộp lại?
- Tôi không quan tâm nhiều đến chất liệu, thưa ông! Đó là quyền của người vẽ. Cái tôi cần là: TÔI ĐúNG Là TÔI. Ông muốn vẽ kiểu gì cũng được, càng giản dị càng tốt.
- Vâng! Thế bao giờ bà có thể cho tôi cái quyền được mời bà ngồi để tôi bắt đầu công việc?
- Ngay bây giờ nếu ông muốn.
- Vâng, ngay bây giờ, tôi chấp nhận. Mời bà ngồi vào cái ghế ở cạnh nơi cửa sổ kia. Mời bà! - Ông nói như ra lệnh.
Buổi chiều hôm đó, với một chút thích thú, chút tò mò, hiếu thắng và cả một chút cay cú xáo trộn trong đầu, họa sĩ Lưu An lôi cái khung vải giăng đầy mạng nhện bị bỏ quên lâu ngày ở gầm giường ra và bắt đầu công việc mà không hề có một tý nào hứng thú...... Họa sĩ Lưu An lâu nay chưa động bút vẽ một bức chân dung nào nghiêm ngắn, cũng như ông chưa vẽ được một cái gì cho ra tấm ra món theo ý nghĩa thường gọi của ngành nghề cả. Ông đang lụn bại. Lụn bại toàn diện cả về cuộc sống, kinh tế hạnh phúc gia đình lẫn sự nghiệp. Sau khi người vợ trẻ cùng nghề của ông bỏ ông ra đi cùng với đứa con trai mười hai tuổi, sau khi cái Gallery thứ hai của ông bị phá sản, bị giới phê bình chỉ trích, bị người đời quên lãng, không bán được một cái tranh nào, ông bắt đầu xa rời dần nghệ thuật. Buồn chán, thiếu thốn, cô đơn và nợ nần, ông không từ chối bất cứ một thứ gì có thể kiếm ra tiền mà ít phải đổ tâm huyết nhiều nhất: Kẻ biển, vẽ pa nô, áp phích, đắp tượng, viết khẩu hiệu... Cho tất cả các hội trường, nơi công cộng, đám cưới. Nếu có bạn bè giới thiệu, ông sẵn sàng đêm ngày lao động vào những sê-ri tranh lụa theo mô-típ quen thuộc: Cây đa, bến nước, sân đình, nhằm thỏa mãn thị hiếu cho những người ngoại quốc lắm tiền ưa mốt lạ Đông phương yên ả. Tóm lại là ông làm hết, làm đúng theo nghĩa thợ mặc dù đã có một thời ông rất đỗi khinh miệt cái từ rẻ rách này, mặc dù đã có một thời ông là tay vẽ tài hoa, luôn đứng cạnh những họa sĩ bậc thầy, cây đa cây đề của quốc gia mà không thấy tủi hổ.