Đồng Hào Có Ma

Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. trăm lần sai! nghìn lần sai! vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.
chà! chà! béo ơi là béo! béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội "làm rối cuộc trị an". thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn. vì không những ông được hả giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa.
nhưng cớ sao từ ngày xuất chính tới nay, hai mươi năm trời rồi, ông vẫn còn lẹt đẹt tri huyện mãi. cái đó không quan hệ. các bạn học cùng ông, họ đều thăng đường quan cả, vẫn thường phàn nàn hoạn lộ quá chậm chạp của ông. trước mặt họ, nghe câu nói thành thực ấy, ông chắp tay, cúi đầu, làm ra vẻ buồn rầu. nhưng lúc quay lưng đi, ông bĩu môi, chửi thầm một câu, bụng bảo dạ:
- làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn!
lý lịch của ông huyện hinh cũng xấu thật. bởi vì ngồi huyện nào, ông cũng bị dân kiện. mà quan trên xét ra ông lại trễ nải việc quan. Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính: đánh bạc và chơi gái.
năm nay, ông đã ngoại tứ tuần. Ông vẫn lấy cái tuổi của ông để lên mặt tiền bối, khinh những ông huyện trẻ khác, nếu tụi này dám chỉ coi ông là bậc ngang hàng. Ông liền khoe thằng cả nhà ông đã hai mươi nhăm, rồi ông cặp ngón tay trỏ và ngón tay cái với nhau, vê vê trên mép. trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (...).
buổi hầu sáng hôm ấy.
con mẹ nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không biết quan ngồi buồng nào. bỗng một người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ già chạy xồng xộc đến trước mặt nó, và hỏi:
- Đi đâu?
con mẹ biết ngay rằng đó là cậu lính lệ. và như hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đưa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ:
- nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu.
cậu lệ tuy đã cầm tiền, nhưng làm như ta không để ý đến việc nhỏ nhen ấy, bèn vừa thò tay, vừa nói to: - Đưa xem đơn, việc gì?
rồi trong khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn. Đoạn cậu lắc đầu, nhăn mặt bảo:
- vào kia, nhờ bác nho quý bác ấy làm hộ cho. Đơn này không được. con mẹ tái mặt, hỏi:
- không được thế nào, thưa cậu?
cậu lệ giơ hai tay ra giảng:
- nghĩa là nếu nhà chị muốn việc chóng xong, nghe chưa?
- thưa cậu, cậu cứ vào trình quan hộ. chả nói giấu gì cậu, nhà tôi bị mất trộm hết sạch cả đồ đạc lẫn tiền nong. sáng nay, vay mãi mới được đống hai bạc, để đi trình quan, cậu làm ơn thương hộ cho.
cậu lệ nhìn nét mặt nằn nì của nhà nuôi, song vẫn thản nhiên:
- tôi bảo nhà chị không nghe thì tôi mặc kệ. tôi thấy nhà chị ăn mặc thế này, lại bị lúc vận hạn đen đủi, tôi lại chẳng động lòng hay sao? nhưng ở đây, cái lệ nó thế. tôi tử tế, nên bảo trước. nếu nhà chị không theo, thì quan quở, chớ có trách tôi đấy.
muốn chứng thực lời nói của mình, mẹ nuôi cởi nút dải yếm ra, rồi xỉa năm đồng hào đôi còn lại lên gan bàn tay, và nói:
- Đây này, chẳng tin, cậu đếm mà xem, chỉ còn vừa vặn tiền trình thôi.
cậu lệ lắc đầu. con mẹ vừa buộc lại tiền, vừa nhăn nhó, van lơn:
- lạy cậu, thương cháu, cho cháu được nhờ. cậu cứ vào bẩm quan hộ. hễ quan bắt làm lại đơn, thì cháu xin ra nhờ bác nho quý ngay.
bỗng một tiếng chuông gọi. cậu lệ dạ giật một tiếng, rồi ù té chạy. con mẹ nuôi nhìn theo, biết rằng buồng quan ngồi ở chỗ ấy. nó đánh liều tiến đến, vừa tiến, vừa lo. nó bước chân lên thềm, trống ngực bắt đầu nổi mạnh. nó đã trông thấy quan. nó lại sợ nữa. vì lo sợ quá, nên quên đứt rằng chính nó đi trình việc mất trộm. nó lại tưởng như nó là đứa trộm vậy. nó rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thò, ghé vào trong, và lắng tai nghe. nó thấy quan đang dặn cậu lệ xuống bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò.
và đến khi cậu lệ dạ tiếng cuối cùng và đi vào sân sau, mé cửa trong, thì nó hiểu ngay rằng đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá nó chẳng bẩm cho mình một tiếng nào.
bỗng hai con gà tây béo sù quàng quạc kêu ở sân trước. nó thốt giật nảy mình. quan đang ngồi, choàng một cái, ngài đứng dậy, chạy vội ra hiên, đứng ngay cạnh nhà nuôi, và gọi váng:
- có đứa nào đấy, lừa hai con gà vào cho tao!
tức thì, người ta chạy tán loạn để xua gà, và nhà nuôi thì chắp hai tay, quỳ ngay xuống gạch, và nâng ngang đầu cái lá đơn.
khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:
- vào đây.
nó mừng quá, lóp ngóp đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy.
nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. nó liếc nhìn quan. ngài oai vệ quá. nó lại sợ hơn nữa. nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan.
nhưng tiền trình diện quan, nó lại buộc vào trong dải yếm. nó cởi ra mới lấy được.

nó mới lúi húi rút cái nút buộc ra. nó sợ quan chờ lâu, nên phải vội vàng. mà vì vội vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng. cái nút vừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền rơi tiệt cả xuống gạch.
năm đồng hào đôi nảy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giật mình. tự nhiên, nó choáng cả người và hoa cả mắt. nó cúi nhìn chỗ nhiều hào rơi nhất, ngay bên cạnh nó. Đồng thì chui nằm ẹp gần chân nó, đồng thì xoay tít mấy vòng, đồng thì bắn ra góc buồng. mấy đồng nữa thì thi nhau lăn ra tận chỗ xa.
nó không thấy quan nói gì, nên cũng hơi tĩnh tâm. nó bèn cúi xuống để nhặt tiền. một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. nó tìm đồng thứ tư. mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. nó tìm đồng thứ năm. quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả.
nó phải có năm hào đôi. năm hào đôi mới thành đồng bạc được. vừa ban nãy, nó giở ra cho cậu lệ xem, và lại buộc cẩn thận vào dải yếm. không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được. vậy chỉ quanh quẩn ở trong buồng này mà thôi. nhưng nó đã tìm kỹ lắm rồi. mà trình đơn tám hào, tất nó bị quan chửi. không biết làm thế nào được, nó tần ngần chắp hai tay, vái:
- lạy quan lớn ạ.
rồi nó lùi lùi bước ra cửa. rồi nó đi về...
Ông huyện hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.
Ngày công đầu tiên của cu Tí
Thường mỗi tối, gà vừa lên chuồng được một lát là cu Tý cũng leo ngay lên giường đánh giấc. Lắm lúc bỏ cả cơm (cả nhà bận đi làm đồng nên về thổi muộn). Cũng chẳng cần, chú chàng đã lục nồi, chén đẫy cơm nguội. Chả là cả ngày chơi mệt mà. Nhất là lâu nay gặt rộ, rơm đầy sân, cu Tý với cu Tèo hai anh em ôm nhau vật, đú đởn như hai con chó con, lăn qua lăn lại tha hồ. Có lúc cu Tèo bị đè đau khóc chóe lên nhưng lại nín ngay, rồi lại nghịch, lại cười sằng sặc sằng sặc. Mệt nên vừa đặt mình là ngủ tít thò lò, chốc chốc lại chép miệng nhai tồm tộp như người lớn nữa cơ đấy. Chung quanh ai muốn làm gì thì làm, mặc. Ban quản trị hợp tác xã đến nhà bố cu Tý họp bàn công việc, các ông các bà ấy ngồi ngay giường cu Tý, phát biểu cứ oang oang. Mấy hôm nay vào vụ cấy, các bà mang về những dư luận thắc mắc quanh cái chuyện cấy dày cấy mỏng, kêu là tốn mạ, thiếu nhân công, vân vân... Các ông, ông thì chậm rãi phân tích đưa lý lẽ, có ông lại nổi cáu. Căn nhà nhỏ náo cả lên. Mặc ai thảo luận cứ thảo luận, ai gắt cứ gắt, cu Tý ngủ cứ ngủ, ngon lành. Tờ mờ đất, trong nhà còn tối om, cu Tý đã thức giấc. Chú chàng rúc đầu vào nách bố cho ấm. Buồn tình, chú chàng nói chuyện một mình, chỉ thầm thì ra hơi chứ không thành tiếng. Chuyện gì, chẳng ai nghe rõ, chắc cũng chẳng ngoài cái chuyện hôm qua u đi chợ mua bánh đúc, con gà mái đen nhà ta ấp nở được mười hai con... Chợt bố gãi gãi nách, chắc là bố nhột. Bố cũng đã thức giấc. Cu Tý cựa mình. Có tiếng bố bảo:
- Hôm nay cu Tý đi chăn nghé để chị Miễu đi cấy nhá!
- Ứ ự!
Tiếng phản ứng bật ra tức thì. U ngủ trong buồng với cái Tèo, nói vọi ra, giọng còn ngái ngủ:
- Mày xem thằng cu Các kia kìa. Nó chỉ nhỉnh hơn mày một tí mà nó chăn con trâu mộng tướng, hôm nào cũng no kềnh ra.
Im lặng một lát khá lâu. Chuyện này chắc đến đây là xong. Cu Tý cố nằm im thin thít, không nhúc nhích.

Nhưng tiếng bố lại cất lên:
- Chăn ngoài bãi vui lắm. Tha hồ mà xem ca-nô ngoài sông nó chạy phành phạch phành phạch. Thuyền nhiều lắm.
Một tí, bố nói thêm:
- Người làm ngoài đồng cũng đông. Vui lắm.
Cu Tý nằm im, không có ý kiến gì. Một lát, bố lại bảo:
- Lát nữa dắt nghé ra chỗ ngã ba rồi gọi thằng cu Các nó cùng đi với nhá.
- Vâ-âng.
Tiếng vâng tự dưng buột ra, nhưng còn ngập ngừng như bị gẫy đôi. U lại nói vọi ra, tiếp lời bố: - Ra đến bãi thì nhờ chúng nó quấn rợ vào cổ nghé cho, nghe không.
Cu Tý lại “vâng” một tiếng nữa, lần này có gọn hơn một tý. Chắc là chú chàng đang nghĩ ghê lắm đấy. Từ khi biết đi biết chạy đến giờ, nó có hề phải mó tay vào công việc gì đâu. Chỉ có thỉnh thoảng bố sai đi lấy cái điếu cày, hoặc u đi chợ giao cho ở nhà phải xua gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Nhưng chưa biết chừng Tý ta cũng chẳng có suy nghĩ quái gì đâu. Chứng cớ là vừa chợt thấy ánh lửa hồng hồng chiếu bập bùng lên cánh cửa mở hé, chú chàng lồm ngồm bò ngay dậy, đi qua sân còn tối mờ mờ, chạy thẳng xuống bếp. A, đúng rồi, thích quá, hôm nay nhà ta thổi cơm nếp. Chú chàng sà ngay xuống cạnh anh Nhỡ, giúp một tay đun bếp. Lúc dọn ăn, anh Nhỡ trêu:
- A, hôm nay cu Tý phải đi chăn nghé.
Cu Tý cầm ngửa nắm cơm nếp trong lòng bàn tay, giơ lên ngang vai, đây là phần đã chia rồi, nên còn nhủng nhỉnh chưa nỡ ăn, hếch mặt buông một tiếng:
- Kệ!
Cái Miễu cũng đùa em:
- Nghé ăn không no, trưa về không cho cu Tý ăn cơm.
- Kệ!
- Kệ mà được à?
- Kệ-ệ!
Bố can thiệp:
- Thôi đừng trêu em. Cu Tý ăn chóng mà đi, sắp kẻng rồi đấy.
Cu Tý ngoạm vào nắm cơm nếp, mặt thoáng vẻ tần ngần. Chợt hỏi bố:
- Thế u hôm nay đi đâu?
- U đi cấy.
- Thế chị Miễu đi đâu?
- Chị cũng đi cấy. Mọi hôm chị Miễu vẫn thường dắt nghé đi ăn đấy thì sao.

Cu Tý ngập ngừng muốn hỏi câu ấy, nhưng bố như đã đoán ngay được, bố nói:
- Mày sắp nhớn rồi, phải tập chăn nghé dần cho quen, ở nhà chơi mãi, hư thân.
Cu Tý thấy không cần hỏi về bố. Bố thì hôm nào cũng thấy làm việc rồi, hôm thì cày bừa, hôm thì đi họp.
- Thế anh Nhỡ thì làm gì, hở?
Hỏi thế, rồi trông ra cầu lúa chất cao ngoài sân, cu Tý tự trả lời lấy:
- Đập lúa hở?
- Ừ, sáng anh còn phải đi học, chiều về đập lúa.
U cũng thẽ thọt:
- Cu Tý gắng chăn nghé vài hôm để chị Miễu ra cấy bãi, không có cấy không kịp, lấy thóc đâu cho cu Týăn.
U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận.
Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi... Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao. Nó đánh vần rồi nó đọc, chữ trong sách tròn tròn be bé cứ như hạt đỗ xanh ấy mà nó đọc thành chuyện Bác Hồ này, chuyện gặt lúa này, hay thật... Cu Tý không hỏi gì nữa. Chả biết vì đã hết thắc mắc, hay là vì đang bận gặm mấy hạt nếp dính ở ngón tay. Chợt có tiếng kẻng. Cái tiếng lanh canh ấy, hằng ngày cu Tý quen tai lắm rồi, không chú ý nữa, vậy mà hôm nay làm cu Tý vểnh tai. Cu Tý thấy u chạy vội đi soạn quang gánh. Chị Miễu thì vừa quấn xà cạp, vừa hỏi gần như gắt: “Cái nón toi vật vừa đây đâu mất rồi?” Cứ như là gắt với cu Tý ấy. Chả là sẵn cu Tý đứng cạnh đấy mà. Thế có tức không. Trong tay cu Tý còn nắm cơm nếp bằng quả trứng vịt. Tự dưng cu Tý bỏ tọt nắm cơm vào túi áo, phủi phủi tay, tiến ra phía chuồng trâu, gọi:
- U ơi, dắt nghé ra đi.
Giọng bé cố rướn lên, chắc gọn gớm! Bố ở trong nhà nói vọng ra:
- Hẵng gượm, để bố buộc cho cái quai nón đã.
Bố mang cái nón nhỏ ra đội lên đầu cho cu Tý, rồi mở gióng dắt nghé ra. Bố nhắc lại lời dặn: - Ra rồi bảo nó quấn rợ lên cổ nghé hộ cho. Mà nhớ trông đừng để nghé ăn mạ đấy.
- Vâng.
Cu Tý cầm rợ kéo. Cái rợ vướng vào một gộc tre, cu Tý cố lôi, con nghé cứ đâm chúi mõm xuống. Cu Tý thót bụng lôi, quần tụt xuống gần đến bẹn. Bố vội cúi gỡ rợ. Cu Tý vừa kéo quần vừa dắt nghé ra khỏi cổng. Ra đến ngã ba, cu Tý dừng lại, gọi thằng Các. Gọi hai ba tiếng cũng chẳng thấy thưa, cu Tý đứng chờ. Phía cổng làng, các xã viên kéo ra ùn ùn, người quang gánh, người vác cày bừa giong trâu đi. Gớm họ kéo đi hàng dài, đông thật! Mọi người vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, gọi nhau ơi ới. Cu Tý nhìn theo. Có ai nhận ra cu Tý, cất tiếng gọi. Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi cu Tý:
- Đi đi thôi, đợi gì nữa!

- Nhanh lên, ông nông rân!
Cu Tý xấu hổ quay đi, hơi hếch mặt lên trời, chúm miệng cười lỏn lẻn. Phút chốc họ đã đi xa, khuất sau miếu, chỉ còn tiếng cười đùa vẳng lại. Thôi, chẳng thèm chờ thằng kia nữa. Phải đi cho kịp người ta chứ! Cu Tý dắt nghé men theo bờ ruộng. Cái bóng dáng lũn cũn thấp tròn, úp cái nón tuy bé nhưng cũng còn quá to đối với người, trông như cây nấm. Con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon chon trên bờ ruộng mấp mô.
1958

Bình luận