Truyện cười - Trang 3

Thành tích

Một hôm, mẹ dẫn con 5 tuổi đi dạo công viên. Mẹ xoa đầu con trai:

- Dạo này kết quả học tập của con không được ổn định cho lắm! Tại sao vậy?

Cậu con trai cũng lắc đầu:

- Mẹ ơi! Vì câu hỏi kiểm tra không ổn định nên làm sao kết quả của con ổn định được ạ!

Việc đầu tiên

Ngày bầu cử tổng thống sắp đến, trong trường cũng nhiễm lây không khí náo nhiệt đó. Thầy giáo tổ chức một buổi thảo luận.
"Nếu như em trở thành tổng thống thì việc đầu tiên em làm là chuyện gì? - Thầy giáo hỏi.
Học sinh trả lời không do dự: "Huỷ bỏ việc ra bài tập".

Dụng tâm

Trong lễ tốt nghiệp, hiệu trưởng tuyên bố danh sách những người có thành tích học tập ưu tú và phát phần thưởng cho họ.
"Thứ nhất: Saly" không có người đáp lại cũng không có ai lên bệ nhận phần thưởng. Hiệu trưởng lại đọc tên một lần nữa vẫn không có người nào thưa. Phải đến lần thứ 4, Saly mới từ từ đứng dậy lên lễ đài, thầy hiệu trưởng hỏi: "Lẽ nào cả tên mình em cũng không nghe thấy ư".
Saly: Không phải là em không nghe rõ mà là: Em sợ các bạn nghe không rõ.

Lỗi tại ai

Thầy giáo: "Nam, em hãy đánh thức cậu bạn bên cạnh dậy. Trong giờ lên lớp không được ngủ gật".
Nam: "Thưa thầy, xin thầy tự mình đánh thức bạn ấy đi ạ, chính thầy làm cho bạn ấy ngủ mà".

Chân của gà mẹ

Học sinh: Thưa thầy, vì sao chân của gà mẹ lại ngắn như vậy?
Thầy giáo: Ngốc ạ! Đến thế mà không hiểu! Nếu như chân gà mẹ dài thì lúc đẻ trứng sẽ làm vỡ trứng mất!

Canh khăn mặt

Mẹ đang ở dưới bếp đun nước khử trùng khăn mặt. Tiểu Tiểu chạy vào thắc mắc hỏi:
"Mẹ ơi, cái gì thế ạ?"
Mẹ: "Là khăn mặt đó".
Tiểu Tiểu nghi ngờ hỏi: "Mẹ ơi thế khăn mặt cũng nấu canh được ạ?".

Kết quả như thế nào

Thầy giáo: Nếu như 2 con rắn cùng cắn nuốt đuôi của nhau thì kết quả sẽ như thế nào.
Học sinh A: Cả hai con đều không còn.
Học sinh B: Em cho rằng chỉ còn lại cái đầu.
Thầy giáo: Đều không đúng, trong mỗi cái dạ dày có một con rắn.

Giơ tay

Hiệu trưởng đến dự giờ. Thầy giáo dặn học sinh: "Hy vọng khi hiệu trưởng đến dự giờ, mọi người đều giơ tay phát biểu bài".
Trò: "Nếu như mà chúng em không trả lời được câu hỏi thì khó coi lắm sao? ".
Thầy giáo nghĩ một hồi rồi đáp: "Vậy hãy như thế này đi, em nào biết thì giơ tay trái, em nào không biết thì giơ tay phải".

Máy bay chưa đến

Có một thầy giáo rất hay nói chuyện vui về các kĩ nữ.
Các học sinh nữ lấy thế làm bất bình. Họp nhau lại quyết định nếu như lần sau thầy giáo còn nói như vậy họ sẽ rời lớp bỏ tiết học.
Ngày hôm sau thầy giáo lại kể chuyện trong giờ giảng.
"Nghe nói các cô kĩ nữ ở Pari đang bãi công, xem ra tình hình này...".
Thầy chưa nói hết câu, đám nữ sinh vội vàng lần lượt đứng dậy đi ra khỏi lớp.
Thầy giáo vội vàng nói to: "Đợi, đợi chút, chuyến máy bay đến Pari 6 giờ sáng mai mới cất cánh cơ.

Chia sẻ nỗi đau

Thầy giáo hỏi:
"Phải giải thích thế nào khi con người ta đau khổ nếu chia sẻ bớt cho người khác, nỗi đau sẽ giảm đi một nửa".
Tiểu Luân đáp:
"Thưa thầy nếu như ba em đánh em, em sẽ đánh em của em!".

Tiêu chuẩn của cái đẹp

Trong giờ lịch sử thầy giáo giải thích về "Sự đánh giá sắc đẹp" của xã hội là thay đổi theo từng thời. "Ví dụ": Thầy giáo nói: Năm 1921 khi tổ chức thi hoa hậu yêu cầu là:
Cao 1m55 nặng 49kg, số đo 3 vòng là: 76-64-81. Theo như các em nếu cô ta tham gia thi hoa hậu ngày nay thì cơ hội sẽ như thế nào?".
Cả lớp im lặng, bỗng có một học sinh trả lời. "Như vậy không thể được".
"Vì sao?" - Thầy giáo hỏi.
Học sinh: "Vì cô ta đã quá già".

Báo hiếu

Trên lớp thầy giáo giảng, phàm là con cái thì phải tận hiếu với cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi công việc, sức khoẻ... của cha mẹ.
Ngày hôm sau thầy yêu cầu học sinh báo cáo lại phản ứng của cha mẹ.
HSA: Mẹ của em nói: con thiếu bao nhiêu tiền thì nói đi.
Học sinh B: Em mới thật là đen đủi, bố mẹ hỏi: có phải hôm nay là ngày phát phiếu học tập không?

Duy chỉ mình con

Tiểu Minh vừa về đến nhà đã khoe với cha mẹ:
Hôm nay ở trên lớp thầy giáo hỏi một câu mà chỉ mình con trả lời được.
Bố mẹ: Là vấn đề gì vậy?
Tiểu Minh: Thầy giáo hỏi là: Hôm nay ai không làm bài tập.

Nhường chỗ

Học sinh đi tham quan bảo tàng. Sau khi tham quan bảo tàng một lượt Tiểu Minh cảm thấy hơi mệt thế là cậu liền ngồi xuống một chiếc ghế dựa. Thầy giáo nhìn thấy có vẻ tức giận nói với Tiểu Minh:
"Tiểu Minh, mau đứng dậy! Em làm sao vậy? Đây chính là ghế của Napoleon đấy".
Tiểu Minh:
"Dạ, nhưng thưa thầy em mỏi chân quá! Khi nào ông ấy quay lại, em sẽ nhường chỗ cho ông ta ngay lập tức!".

Rất may

Thầy giáo vốn là người hay quên. Lúc hết giờ thầy hỏi: Giầy của tôi đâu rồi?
Học sinh: Thầy đang đi ở chân mà.
Thầy: ồ, đúng rồi, may mà em nhìn thấy, nếu không tôi phải đi đất về nhà rồi.

Giải thích

Một học sinh hỏi: Thưa thầy, kẻ đánh người và kẻ bị đánh có gì khác nhau?
Thầy giáo lịch sử: Kẻ đánh người là kẻ xâm lược.
Kẻ bị đánh là người bị hại.
Thầy giáo Anh văn: Đánh người là hình thức chủ động. Bị đánh là hình thức bị động.
Thầy giáo vật lý: Đánh người là tác động lực. Bị đánh là chịu lực tác động.

Ví dụ về mù chữ

Thầy giáo: Em hãy lấy một ví dụ thực tế về việc mù chữ xem nào?
Học trò: Thưa thầy ví như con ruồi mà không mù chữ thì nó sẽ đọc được dòng chữ "Diệt ruồi" ở dưới tấm keo diệt ruồi rồi.

Em và cô

Jack yêu cô giáo. Cô giáo biết được rất giận phạt Jack chép 50 lần vào vở câu "Em luôn kính trọng cô giáo".
Jack viết liền 1 lúc 100 lần.
Cô giáo rất vui nói: Em cuối cùng cũng nhận ra cái sai của mình đúng không.
Jack: Vâng em chép 100 lần là vì muốn cô không giận nữa.

Đồng cảm

Bài tập làm văn của Tiểu Minh là hãy tường thuật lại một buổi đi tham quan vườn bách thú, Tiểu Minh viết:
Bách thú gọi là bách thú bởi vì trong đó nhốt rất nhiều thú. Chúng đều được nhốt ở trong chuồng, bên ngoài chỉ có mấy người dạo quanh, chỉ có ở chuồng tinh tinh là có nhiều người vây quanh. Bởi vì bọn họ tương đối đồng cảm...