Truyện ngắn - Trang 2

Cạn Duyên Tương Phùng

Câu nói đầy ai oán, xót xa như vọng về từ chốn âm tào địa phủ. Những chiếc lông ngỗng nhuộm đỏ máu bay rợp trời. Bóng người con gái ngã xuống, màu máu đỏ tươi nổi bật trên nền cát trắng. Một người đàn ông rẽ nước xuống biển...tất cả đều vô cùng chân thật.

Góc Xám

Xám, màu pha trộn giữa đen và trắng, giống như câu chuyện của tôi, một câu chuyện dang dở... Và tôi cũng không biết nó sẽ đi đâu, về đâu và kết thúc ra sao? Cuối cùng là nước mắt hay nụ cười?

Nếu mệt, em hãy về Sài Gòn

Mười Ba tháng Sáu năm Mười Lăm, bầu trời u ám từ sớm tinh mơ, xế chiều mưa giông kéo đến. Lặng nhìn những hạt mưa trút xuống hàng hiên, lòng chợt nhớ về một buổi chiều không mưa cách đây không lâu.

Sài Gòn ôm tôi trong những ngày côi cút

Tổ ấm bé nhỏ của tôi đã chia cắt làm đôi kể từ ngày vợ bồng con về quê thăm bố mẹ cô ấy, một chuyến thăm ám ảnh nhất cuộc đời tôi, mà có thể sau này nó sẽ còn được nhắc nhiều kể cả khi tôi không còn tồn tại trên cõi đời này. Mọi cảm giác chỉ còn lại nỗi nhớ và những câu hỏi không có lời đáp. Và chắc chắn một điều rằng, tình yêu của chúng tôi cũng dần tan theo cơn gió về phương Bắc, chấm dứt những ân tình sâu nặng vợ chồng, thứ ân tình mà trái tim cuồng nhiệt của tôi từng tin rằng sẽ là vĩnh cửu – như bất cứ ai đều tin vào nó khi đầu ấp tay gối. Thế nhưng tôi vẫn hy vọng và đợi chờ, cầu nguyện và nhắc nhớ những kỷ niệm không bao giờ tìm thấy nơi đâu được nữa. Kèm theo nỗi nhớ con quay quắt và vòng ôm dịu dàng của buổi còn yêu, giọt nước mắt đọng khô trên môi mắt, người đàn ông trong tôi bỗng dưng trở nên yếu đuối như chưa từng. Những tháng ngày như thế kéo tôi đi như cơn ác mộng.

Em sắp đi rồi, Sài Gòn có vấn vương em không?

Một buổi chiều chen chúc giữa rừng người lạ lẫm, nơi xuất hiện biết bao khuôn mặt nhìn đến phát chán trên các trang tin tức giải trí, tôi rời khỏi con sảnh lớn của tòa khách sạn danh tiếng nằm giữa nội đô Sài Gòn. Bước đi dưới cái nắng nhợt nhạt buổi xế chiều, tôi lặng lẽ tìm đến một quán cà phê nhỏ nhắn cách đó vài dãy nhà. Ngồi yên vị nơi góc bàn cạnh cửa kính, tôi nhìn ra bên ngoài với tâm trạng bịn rịn thay cho một người.

Đà Lạt, hoài niệm và ân tình

Tôi có nguyện ước cuốn sách nhỏ này được xuất bản trong dịp Festival hoa năm nay, vì nếu điều đó được thực hiện, nó sẽ mang một ý nghĩa lớn cho cuộc đời tôi, như thể sau ba mươi năm hiện hữu trên cõi đời, tôi được tạ lỗi cũng như thành tâm hướng về thành phố quê hương mình. Còn nếu chẳng may chậm trễ, tôi cũng sẽ không lấy làm tiếc cho những dòng sau đây. Bởi khi mà sự kiện lớn nhất của người dân xứ sở ngàn hoa sắp diễn ra, cảm giác trong tôi nao nao khó tả, tôi sẽ viết với những dòng cảm xúc của riêng mình, với một niềm hy vọng nào đó trong tim mà bấy lâu tôi chưa có dịp giãi bày cùng ai.

Ngôi nhà trên đồi

Những ngôi nhà cũ chênh vênh trên ngọn đồi đa phần đều mang một vẻ xa lạ, lạnh lẽo và bí ẩn. Từ nơi đó, không ít câu chuyện bi thương kèm theo tình tiết ma quái, rùng rợn được người ta vô tư truyền tai nhau, mà trong đó chẳng ai biết có bao nhiêu là sự thật, hoặc có thể chỉ là một cách để người ta dễ dàng ngồi cùng nhau bên đống lửa, bên chum rượu của ngày đông lạnh giá. Chẳng hạn ngôi nhà ở đỉnh đèo Prenn, theo thời gian người đời thêu dệt thành câu chuyện về một cô gái mấy mươi năm trước bị bức hại đến chết, từ đó linh hồn cô thường hiện về hằng đêm và ám ảnh những nam nhi đương sống. Rồi người ta lại nhắc đến con đường Trần Hưng Đạo, hàng chục ngôi biệt thự ở đó gắn liền với những vụ tự tử đầy uẩn khúc và trở thành nơi “nương tựa” của các hồn ma còn vương vấn chốn trần gian. Những câu chuyện kiểu vậy dường như đã theo tôi lớn lên, tôi thuộc chúng như thuộc một bài thơ vỡ lòng.

Mùi Dã quỳ

Mùa nắng dài chưa hẳn đã qua đi mà những ngổn ngang vẫn còn ở trong lòng. Tháng Mười Một với cơn mưa chiều nặng hạt cùng những ưu tư phiền muộn, xin được hồi nhớ về một loài hoa cánh vàng nơi Cao nguyên nắng gió, để thấy lòng mình như bung tràn quyến luyến.

Gặp lại cô gái Đà Lạt

Những đôi má mềm mại ửng hồng,
giọng nói trầm êm, phảng phất làn gió Cao nguyên mặn mà dễ khiến bao tâm hồn phải xao động, đó là nét đặc trưng của con gái Đà Lạt. Và dù họ có đi đâu, gặp ai, hay thời gian trôi đi thế nào thì họ vẫn thế, những người con gái Cao nguyên.

Món bánh căn phố núi

Tôi ngồi với lũ bạn hàng xóm quanh chiếc bàn gỗ thấp, đoạn cuối con dốc cách nhà chừng nửa cây số. Gió thổi mạnh, những cành thông lao xao trên đầu, đám cát trước căn nhà gỗ ở đoạn đường giao nhau bị quẩn lên rồi lắng xuống như cơn bão sa mạc vừa đi qua. Chiếc mũ len của tôi bịt kín hai tai chưa buồn cởi, áo khoác cũng kéo lên tới cổ, cô chủ gánh bánh căn đang đổ từng thìa bột gạo vào khuôn, bột bánh kêu xì xèo trên lớp dầu được quết trước đó.

Chiếc áo len xanh

Hôm nay một người bạn đồng nghiệp cũ khoe tấm ảnh thời phổ thông của cô ấy, tôi nhận ra điểm quen thuộc trên tấm hình chân dung kỷ niệm của bạn, đến độ tôi có cảm giác nao nao ùa về. Đó là chiếc áo khoác len xanh mà bạn tôi mặc vào thời ấy, đồng phục của học sinh Đà Lạt cùng các huyện lân cận, một ký ức đẹp cho những ai đang bôn ba hay sống trên miền đất khác.
Nghĩ về chiếc áo khoác len xanh, tôi lại nhớ cặp tình nhân học trò tình tứ năm nào. Chỉ có điều, áo len của đôi tình nhân đó mang màu sắc khác, cốt để phân biệt trường phổ thông năng khiếu tỉnh so với các trường đại trà còn lại, điều này tôi nghĩ thực tình không cần phải thế, nhưng cứ cho rằng đôi khi cuộc sống vẫn cần có sự phân biệt.

Đà lạt trong tách Cappucchino

Tách Cappucchino đặc quánh của bàn bên cạnh khiến tôi chăm chú hơn cả khung cảnh đang chuyển động không ngừng phía ngoài cửa sổ, những làn xe nối nhau lướt đi dưới ánh đèn nhập nhoạng của buổi tối Sài Gòn. Người ta tạo hình một cành cọ trên bề mặt tách cà phê Ý, thứ nước ấy không ngừng tỏa ra mùi thơm hấp dẫn. Chiếc lá cọ dập dềnh sóng sánh chẳng hiểu sao làm tôi liên tưởng đến tháp tùng, gợi nhớ về những buổi chiều tà Đà Lạt – dù thành phố nơi tôi sinh ra không có nhiều cọ.

Hồn nhớ thương

“Lâu rồi không thấy Nam post những
bài viết cảm xúc như khi xưa, những bài trên trang blog hồi ký, những bài viết tương tự trong cuốn nhật ký Nam viết cho con.
Lâu rồi, thấy Nam đã khác...

Trái tim còn nơi ngọn núi

Cách đây mười năm, mọi người xem tôi là một cậu bé vừa vùng khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu ngày ấy cuộc đời tôi trầm kha tẻ nhạt, nhưng phần nào đó tâm tưởng tôi vẫn tràn đầy niềm say mê với cuộc sống. Sức khỏe cùng tâm trạng cải thiện từng ngày, tôi có thể đi bộ khoảng nửa cây số hoặc leo một con dốc ngắn mà không cảm thấy nặng nơi lồng ngực, tôi giao du trở lại với đám thanh niên xóm giềng và khắng khít hơn với thằng bạn thân tên Phong. Về lại Cao nguyên, tôi có cảm tưởng người ta thích nhìn làn môi tím và đôi mắt đỏ tía của mình. Đó là triệu chứng của căn bệnh trầm kha mà tôi mang vào từ lúc chào đời, và cái tên của nó cũng không kém phần mỹ miều: bệnh tim. Ấy vậy, trái tim đập như vũ bão theo nghĩa đen của tôi và với một nghĩa bóng, nó cũng đập đầy mãnh liệt.

Đêm đông

Trong những lần về thăm lại Đà Lạt,
bao giờ tôi cũng nhớ đến quãng đường có hàng cây gần nhà. Nếu bạn đoán tôi đang nghĩ về hàng cây anh đào, thông, tùng, thì đó đều không phải là kết quả. Phải, tôi đang nói đến hàng mimosa đẹp nhất trong những hàng mimosa đẹp nhất của xứ sở này.

Đôi tình nhân tuổi học trò

Phía chân trời xuất hiện những áng mây nhạt màu, bụi hoa ngũ sắc gần nhà đang tối dần sau một buổi chiều êm đềm tĩnh lặng. Tôi ngồi trên sofa nơi cửa sổ với một cuốn truyện tranh trên tay, lòng không thôi nghĩ về cô gái trong lòng mình. Em là một hình mẫu kỳ lạ trong cuộc đời non nớt bấy giờ của tôi, dáng gầy, mái tóc mượt, khuôn mặt nổi bật với chiếc cằm nhọn, lưng còng, chân tay mảnh khảnh và nước da đen ngăm, em giống như một cây thông non giữa cánh rừng thông xanh ngắt. Em không đẹp như các cô gái thường đi cùng em, nhưng với tôi em là một thiên thần, một thiên thần thực sự được tạo ra từ Cupid và Psyche. Nghĩ đến hình ảnh sẽ được đi cùng em một đoạn đường, tôi buông cuốn truyện, đặt chúng ngay ngắn bên cuộn len màu trắng của mẹ, cũng đúng lúc đó tôi thấy gương mặt ngây ngô của chính mình phản chiếu nơi mặt bàn bóng loáng. Sau khi chải chuốt mái tóc, tôi đút tay vô túi áo jacket và chậm rãi leo lên con dốc hướng ra con đường trước nhà.

Mẹ tôi và thời tươi đẹp

Cuộc đời tôi, hình hài tôi, những suy nghĩ tôi ắt có sự ảnh hưởng ít nhiều từ mẹ, và nỗi nhớ nhung sâu thẳm về Đà Lạt cũng gợi nhớ cho tôi về quãng đời tuổi thơ của mình, mà những ngày tháng đó không thiếu đi hình ảnh của mẹ. Mẹ, người đã cho tôi một tuổi thơ êm đềm hết mức có thể, người đã âm thầm để tôi thực hiện giấc mơ của mình, trong những bước đường tôi đi, những kỷ niệm với mẹ ở Cao nguyên ngày nào đã gắn chặt trong tim tôi.

Giấc mơ tuổi mộng

Năm hai mươi ba tuổi tôi có giấc mơ kỳ lạ về Đà Lạt, tôi mơ về thời gian vài năm trước đó, khi còn là một cậu nhóc mới lớn. Đó là một buổi sáng tinh mơ. Tôi xác định được bối cảnh và thời gian trong giấc mơ vì đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những vạt nắng màu trắng tinh khôi len lỏi qua hàng thông. Đi bên cạnh tôi là cô gái Đà Lạt, tay tôi dắt chiếc xe (có lẽ mượn của ai đó vì điều này không giống với thực tế của tôi), chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, như đôi trai gái bản xứ, không một chút ngại ngần hay lo lắng bị dò xét – cũng có thể mọi chuyện đơn giản bởi vì đó là một giấc mơ, chẳng ai chung quanh, nhân vật trong giấc mơ chỉ có hai chúng tôi.

Cố nhân và lữ khách

Những ngày này, năm thứ ba mươi của cuộc đời, nỗi ao ước được trở về Đà Lạt chưa bao giờ mãnh liệt trong tôi đến vậy. Chỉ cần nhìn thấy tấm hình của ai đó trên Facebook kèm theo “at Đà Lạt - Thành phố sương mù” và “felling Happy, Loved” là trong lòng cảm thấy nao nao khó tả. Vừa bồi hồi, vừa tiếc nuối vì có khao khát nhớ nhung đến đâu cũng khó trở về trong một sớm một chiều.

Có những Đà Lạt trong tôi

Trong tim tôi có hai Đà Lạt bất hủ, một Đà Lạt với bầu trời nắng vàng rực giăng đầy mây trắng, Đà Lạt của những con đường tràn ngập sắc hoa cùng tiếng chuông nhà thờ rộn vang. Một Đà Lạt khác u buồn thống thiết với cơn mưa như giằng xé một khoảng trời thăm thẳm, nhấn chìm mọi ước muốn dạo chơi trên đồi hoa. Tôi yêu cả hai Đà Lạt cùng với một tình yêu cháy bỏng.