Truyện ngắn - Trang 3

Thơ Núi Tà Lơn

Ðêm đó, đã quá mười một giờ. Khách du ngoạn trên cầu chữ Y đã thưa thớt. Quá nực nội không ngủ được, tôi đi rong đi rểu trên cầu chờ mong một làn gió mát. Cảnh vật hầu như im lặng, chiếc xích lô máy vượt qua rồi mất hút. Tôi thơ thẩn ngắm ánh đèn điện nơi xa rồi cúi đầu theo dõi đường nước đen ngòm phía dưới.

Một Kiểu Anh Hùng

Cái câu"được kiện như sọ trâu khô, thất kiện như mồ cha chết" dường như không đúng với trường hợp tranh chấp giữa hai ông điền chủ ở làng Vĩnh Hoà thời Pháp thuộc. Về tên tuổi của hai ông, kẻ viết bài nầy xin tạm dấu. Ðể dễ bề theo dõi, chúng tôi gọi ông thứ nhất là hội đồng Hai, ông thứ nhì là cai tổng Ba.

Ông Bang Cà Ròn

Mặt trời vừa ló dạng là ông Bang Lình bừng mắt. con đường từ chợ Rạch Giá đến xóm Sóc Xoài quá gồ ghề, chiếc xe lôi nhảy lưng tưng từng chập, ấy thế mà ông Bang ngủ ngon lành. Anh đạp xe thỉnh thoảng day lại cười thầm:
- Người ta nói cũng phải, người Tàu ngủ ngồi giỏi lắm, vì từ thuở lọt lòng, họ đã ngủ ngồi trong cái đai sau lưng mẹ.
Mặt trời lên khỏi chưn trời quá nhanh. Ông Bang bo sù sụ vài tiếng rồi hỏi:
- Tới chợ chưa?

Ðơn Hùng Tín Chào Đời

Thời Pháp thuộc, đồng bào ở miền Tiền Giang, Hậu Giang đều nghe danh... Ðơn Hùng Tín. Anh ta thuốc vào hàng"đại ca," điều khiển một số tay anh em giết người cướp của không gớm tay. Lời nói và việc làm của Ðơn Hùng Tín luôn luôn đi đôi. Trước khi đánh cướp, Ðơn Hùng Tín báo trước ngày giờ để cho gia chủ đề phòng. Khi quân cướp rút lui, chẳng ai dám hó hé tố cáo hoặc truy nã. Du đãng Ðơn Hùng Tín thường vượt ngục phá khám hoặc được quan trên..."tha bổng." Vì vậy, dư luận cho rằng có nhiều ông hương chức hội tề hoặc ông cò Tây đã bí mật làm tay chân cho Ðơn Hùng Tín vì sợ anh ta, vì tham của hoạnh tài.

Con Trích Ré

Ðêm ấy, ngôi nhà lầu của cai tổng Báu rộn rịp khác thường. Hàng chục cây đèn măng xông cháy sáng rực ở ngoài sân và trong phòng khách. Từ bốn hôm trước, bọn gia nhân phải thức khuya dậy sớm để treo bông kết tuột, chuẩn bị ngày gắn huy chương Nông Nghiệp (Mérite agricole) do quan phó tham biện cử hành.

Hồn Người Trong Ly Rượu

Trong gian phòng hơi tối, Hùng chăm chú nhìn mấy con số thâu xuất trong quyển sổ"công nho" của làng Tây Yên:
- Ðinh Văn Mão đóng thuế điền 2 đồng biên lai số 00217.
- Quách Yến đóng thuế thủy lợi Kinh Dài 65 đồng, biên lai số 00218.
- Tu bổ trường làng ngày 21 - 1 - 1937, xuất 6 đồng 8 cắc 6 xu...
Chàng buông viết xuống, đi nhanh đến vách để tìm cái bàn toán. Từ hồi
nhận chức vụ biện làng, làm việc tại nhà ông Tư đến nay chàng mới sáng mắt: người Trung Hoa bày ra cái bàn toán thật tiện lợi, để sử dụng, khi lắc mấy con toán, âm thanh vang lên đều đều, vui vui.

Con Rắn

Con rắn ấy vừa nhỏ vừa dài, giống như chiếc đũa ăn cơm. Nó bò tới, bò lui trên nệm rồi kéo dài thân hình ra, vặn ngược, vặn xuôi. Cặp mắt rắn đỏ ngầu như tóc lửa, lưỡi le dài thòng. Chập sau, bụng rắn tươm ra hai giọt máu long lanh như hai giọt nước mắt... Bụng rắn lại xé ra, hàng chục con rắn nhỏ nhô đầu phá bụng mẹ rồi nhảy lên chiếc mền của bà cai tổng Bá.
Bà cựa quậy nhưng tay chân đều tê liệt. Bầy rắn con chui xuống mền, bò lăng nhăng, lạnh ngắt trên bụng bà cai tổng. Bà ú ớ, co tay, duỗi chân, đôi mắt mở thao láo trong bóng đêm. Từ trong gan ruột bà lửa bốc phừng phừng... bầy rắn con ấy bò tới bò lui, cắn lộn nhau để giành thức ăn, giành chỗ ở.

Yêu Cho Được

Cặp rằng Hực ngồi uống trong quán, tại chợ Ngã Năm. Bỗng đâu từ ngoài cửa, một thanh niên bước vào, kéo ghế ngồi, gọi hủ tiếu. Như bẽn lẽn, sợ sệt, thanh niên nọ day mặt vào vách.
Cặp rằng Hực nhận ra: đó là thằng Cưng, thuộc vào hàng thanh niên đa tình, đẹp trai, đắt mèo nhứt trong xóm. Thằng Cưng đã nhiều lần đến tò vè cô Huệ, con gái cặp rằng Hực. Ðôi bên dường như tâm đầu ý hiệp lắm.

Cái Va Li Bí Mật

Ở đây là hòn Móng Tay, cách bờ biển hơn hai mươi cây số ngàn. Tàu ngoại quốc thỉnh thoảng chạy qua lại ngoài xa xa. Ghe đánh lưới, ghe buôn lậu ít khi nào ghé vì trên hòn chỉ có một ngọn suối quá nhỏ, cạn khô khi trời vừa trở nắng.

Ðảng Xăm Mình

Ông Tây Lơ Pheo vừa được"nhà nước thuộc địa Nam Kỳ" cấp cho một phầnd dất hoang vu, sình lầy ở rạch Xẻo Quao, làng Ðông Hưng, sát mé biển vịnh Xiêm La.
Sau khi hay tin ấy, mấy ông điền chủ Việt Nam ở gần không ngớt bàn tán:
- Bộ thằng Tây đó muốn tán gia bại sản sao chớ? Thứ đất khô không ra khô, ướt không ra ướt, tràm mọc vài cụm xơ rơ... Biết chừng nào mới làm ruộng được. Cỏ mọc cao hơn đầu người.

Bức Tranh Con Heo

Gia đình ông hương trưởng Neo rất nổi danh ở làng Thạnh Hòa. Rồi mới đến lập nghiệp, ông hương trưởng chuyên nghề đốn củi trong rừng, bà thì bày ra sáng kiến nuôi heo nọc - heo đực, không thiến - dành để gây giống. Phương châm của hai vợ chồng trẻ thưở ấy là:"đại phú do thiên, tiểu phú do cần." Ông hưởng trưởng tỏ ra bảo thủ, giữ cái búi tóc và trung thành với chánh phủ thuộc địa, đến mức chẳng bao giờ đốn củi lậu thuế. Bà hương noi theo thôn lệ cổ truyền. Hễ ai có heo để nái, muốn cho nhảy đực lấy giống thì bà dẫn con heo nọc tới, kiểm soát cẩn thận, để phòng trường hợp thân chủ lợi dụng con heo nọc nọ"nhảy" liên tiếp hai con heo nái, thay vì một con. Ðến ngày heo sinh đẻ, nhơn danh là là chủ heo nọc, bà được quyền "ưu tiên," lựa chọn con heo nào khoẻ khoắn nhứt, đem về nuôi hoặc bán lại cho kẻ khác.

Anh Hùng Rơm

Thời pháp thuộc, làng Bình An, tỉnh Rạch Giá được nổi danh là sung túc. Ruộng đất quá phì nhiêu, chẳng cần bón phân, mỗi công đất (một ngàn thước vuông) thâu hoạch hơn hai chục giạ. Qua tháng mười một, mãn mùa gặt, dân chúng còn hưởng thêm mùa dưa hấu trồng ngay trên ruộng. Nếu trúng mùa dưa thì rõ ràng là vốn một lời mười. Họ tha hồ mà ăn xài suốt tháng Giêng cờ bạc, đờn ca vọng cổ lai rai đến lúc tháng Ba, sa mưa.
Nhịp sống của đoàn nông phu cứ trôi qua đều đều. Nhưng đến năm 1937, một biến cố khá quan trọng xảy ra khiến dân chúng... nghẹt thở. Hầu hết những kẽ tay lấm chân bùn trong làng đều bị lên án là ... kẻ ăn trộm trâu.
Tiên cáo là một ông lạ mặt, người Việt Nam, mặc âu phục, tay xách cặp da, hút ống vố.

Hai Viên Ngọc

Ông hội đồng Tần khi trở về già sống quanh quẩn trong gian phòng thiếu cửa sổ, suốt ngày sờ mó mấy cái tô, cái chén đời Khang Hy, Càn Long. Và mỗi đêm, trước khi ngủ, ông mở tủ sắt, đem ra chiếc hộp nhỏ cẩn xả cừ.
Sau khi đóng kín cửa phòng, ông từ từ mở nắp hộp, kiểm soát một lần chót mấy viên ngọc xanh, ngọc vàng, ngọc tím. Ông nâng một viên ngọc trắng tuyệt, tròn như chiếc nhẫn, để gần dod6i mắt tèm hem. Trong kho tàn của ông chỉ món ấy là quý nhứt.
Tục truyền đó là viên ngọc phòng thân của tướng Tôn Thất Hiệp - vị quan võ đàng cựu, thuộc hoàng tộc - được lệnh vua Tự Ðức kéo binh từ Bình Thuận tới đánh chiếm đồn Khải Tường - Ngoại ô Sài Gòn - Ðã lọt vào tay thực dân Pháp.

Xóm Cù Là

Xin tạm giải thích cái địa danh ấy. Dân trong xóm sống vui vẻ tập trung tại Ngã Tư, nơi gặp gỡ tự nhiên của hai con rạch cong queo và dùng đến ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Miên, tiếng Triều Châu.
Các vị bô lão cho biết: xưa kia, vài người mộ đạo đã cất ngôi chùa tại Ngã Tư. Một vị tướng nhà Nguyễn có tá túc tại chùa, dâng cho chùa một tượng Phật nhỏ mà ông đã thỉnh tại xứ Cù Là, lúc bôn ba hải ngoại. Các vị bô lão còn nói rõ: gọi là Cồ Là mới đúng sách vở, Cồ Là tức là xứ Miến Ðiện giáp ranh Xiêm La.

Con Sấu Cuối Cùng.

Một tai hoạ thảm khốc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi. Sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể.
Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.
Tôi đến chia buồn với ông cai tổng Hy. Ông nói giọng buồn bã: - Nó mất xác. Bây giờ chỉ còn chờ báo thù.
Vì chưa biết rõ, tôi hỏi kỹ:
- Dạ thưa ông, ai báo thù?

Con Heo Khịt

Từ hồi tháng mười một năm ngoái, mấy người cuốc rẫy ở ven rừng Ngã Bát không ngớt bàn tán xôn xao:
- Con heo Khịt về đây rồi. Nó lớn bằng con bò con lận mà.
- Phải! Tôi nghe danh nó từ lâu. Chú vợ của tôi ở Rạch Ruộng có nói lại: nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa.
- Sao không đâm nó? Thợ săn ở dưới Rạch Ruộng coi bộ dở quá, chưa xứng đáng là thợ rừng. Rầu lắm. Coi chừng con heo Khịt phá hại mùa khoai ở xóm mình. Nó đâu phải cọp mà mình sợ!
- Nói bậy đi. Chừng nào con heo Khịt phá hại, đụng chạm tới tài sản của mình thì hãy hay. Nói trước, xui xẻo lắm. Thợ săn ở Rạch Ruộng giỏi lắm chớ. Một người bị đổ ruột. Một người khác bị tét đùi. Phen đó, con heo Khịt mắc bẫy dây chì. Vậy mà nó tẩu thoát được.

Cái Tổ Ong

Vừa bước lên sân, việc đầu tiên của cậu Minh là phóng mắt vào nhà rồi liếc nhanh phía sau sàn nước để tìm hình bóng cô Kim Em. Hổm rày, cậu mang bịnh tương tư. Nhưng khi đến đây cậu gặp sự thất vọng.
Ông Tư hỏi:
- Lâu quá, không gặp cháu. Cháu vắng hổm rày, chắc lo học hành...
Cậu Minh đáp:
- Dạ, cháu không có chuyện chi. Bãi trường rồi, rảnh rang lắm. Chừng một
tháng nữa, cháu mới lên chợ Rạch Giá nhập học lại.
Thằng Thích chạy tới, nói xen vào:
- Ba ơi! Cậu Minh đọc sách để coi kiểu nuôi ong lấy mật ở bên Tây! Hôm
qua, con lại nhà cậu, cậu lật sách cho con coi mấy cái hình ăn ong. Ở bên tây hễ muốn lấy mật, người ta bận áo mưa, đội mão, mang bao tay bằng da bò. Hèn gì họ... mình đồng da sắt, không sợ ong đánh. Cậu Minh nói với con: Hễ con dạy cách ăn ong ở xứ mình cho cậu... ăn được thì cậu mua cho con một cáibê hê , một cây đèn pin .

Đồng Thanh Tương Ứng

Xóm Tà Lốc nằm trơ vơ gần khu rừng tràm, trên khoảng đất hoang dài gần năm chục cây số ngàn, giữa chợ Rạch Giá và Hà Tiên, theo vịnh Xiêm La .
Thời Pháp thuộc, dân chúng xóm ấy sống biệt lập: bắt cá, đốn củi đủ ăn ngày nào hay ngày ấy . Nếu cần mua sắm vài vật dụng cần thiết, họ ngồi tại nhà mà chờ đợi một chú Huê kiều . Chú ta quảy gánh gióng, bán nào kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê . Đặc biệt nhứt là loại kéo tàu, rèn tại chợ Rạch Giá . Ai không tin thì cứ mua thử một cây kéo đó, để dành trong rổ may . Kéo sống dai hơn kiếp người, và từ thưở cô gái mới về nhà chồng, cho tới khi có con có cháu, chết vô hòm mà kéo vẫn chưa lụt - nếu cây kéo đó không bị đánh mất .

Bốn Cái Ngu

Mấy người hàng xóm la hoảng lên:
- Tư Hưng đâu rồi! Nuôi heo bầy mà bỏ nó chạy cùng đường cùng sá. Sao không nhốt lại? ... Thiệt hết nói. Tanh rình tanh ói, chỗ nào cũng một đống, ai hơi đâu mà hốt. Nó còn ủi nền nhà, phá mấy liếp cải. Nói ra thì mích lòng, để trong bụng thì ấm ức.
Tư Hưng từ đầu xóm chạy lơn tơn về, lên tiếng thanh minh:
- Bà con ơi! Tôi nhốt heo lại rồi. Chắc lại vợ tôi quên... Vợ tôi nó dại dột thì tôi chịu tội.
Nói xong, Tư Hưng chạy lùa ba con heo nái. Heo chạy tán loạn, đâm ngay vào vách lá, chui vào trong nhà. Anh ta nói to:
- Em ơi! Coi chừng heo chạy bể đồ đạc.

Con Rắn Ri Voi

Một buổi trưa, vào năm 1937, chú biện Tống đang đánh tứ sắc cầu vui với vài người bạn, chợt nghe tiếng canô chạy ầm ầm, ngày càng gần. Chú biện giựt mình, buông tay bài, nheo mắt:
- À! Ông cò Lơ Hia lùng bắt chuyện gì đó...
Một người đưa ý kiến:
- Chẳng lẽ ông cò bắt bọn mình. Chú biện quen thân với ổng mà?
Biện Tống lắc đầu:
- Ông Lơ Hia lợi hại lắm. Tôi làm biện làng, tức là làm thơ ký cho thầy xã
trưởng vậy thôi. Bất cứ giờ phút nào tôi cũng có thể mất chức, bà con dư biết: lương bổng của tôi có bảy đồng năm cắc. Mấy người giăng câu, bắt cua hàng tháng huê lợi nhiều hơn tôi.