Truyện ngắn - Trang 4

Ruộng Lò Bom

Ông Hai Don đến khu rừng tràm, vừa bơi xuồng vừa nhìn dáo dác. Lệ - đứa con gái ông - đi đốn củi một mình từ sáng đến xế trưa mà vẫn chưa về nhà ăn cơm.

Tháng Chạp Chim Về

Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo sau nhưng tôi ngạc nhiên:
- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
- Không phải! Không phải đâu!
Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...

Nhứt Phá Sơn Lâm

Trời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay, trướx sự xâm chiếm của lớp người"tay rìu" bao nhiêu chim cò, rắn, rít, khỉ, chồn, heo rừng phải nhượng bộ rút lui.
Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển củacặp rằng . Tất cảcặp rằng đều do một ông"chủ đường" chỉ huy. Ðường có nghĩa là con kinh lớn tập trung bao nhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như vậy phải là tay rất có thế lực đối với nhà cầm quyền thực dân thời bấy giờ.

Chuyện Rừng Tràm

Rừng Cà Mau âm u và mênh mông đến mức nào? Ðể trả lời câu hỏi đó, người ở địa phương thường xúm xít lại để kể cho nhau một câu chuyện giải trí như vầy:
Năm đó thầy đội kiểm lâm X. vừa đáo nhậm ở lô rừng 321. Thầy ta thích bắn chim nên luôn luôn đích thân bơi xuồng đi rong khắp đường quanh nẻo tắt trong rừng. Cho đến ngày nọ, thầy nghe có tiếng chim gõ kiến, thứ chim chỉ ở vùng đất cao chớ không bao giờ ở nơi rừng tràm trầm thủy. Lấy làm lạ, thầy từ từ bơi xuồng lại ngay hướng đó, lắng tai xác nhận rõ ràng:
- Cốc! Cốc! Cốc! Cốc!

Hết Thời Oanh Liệt

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký. Cụ có nhắc lại câu chuyện cọp ở vùng Gò Quao. Cọp ta đi dạo xuống bãi sông để tìm mồi, rủi bị kẹt đuôi trong bụi dừa nước... Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành dám bỏ rừng sâu, bén mảng đến các xóm nhà sác mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt. Ông cha ta đã đánh đuổi lũ cọp ấy như thế nào? Có người đáp: nhờ các thầy võ giỏi chuyên môn đánh cạp xuất thân ở các trường võ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào vùng Cà Mau mà ẩn lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày ngay đánh một con mèo hoặc một con chó con...

Cho Em Mượn Bờ Vai

Tám giờ tối,tôi pha một ấm trà ngồi uống một mình. Chán ngắt. Làm sao các cụ nhà ta lại có thể có thú độc ẩm được nhỉ? Tôi lơ đãng nhìn ra phía bờ hồ, những đôi trai gái đang ôm nhau lững thững dạo xung quanh hồ đầy gió. Trong lòng trống trải, tôi bỏ mặc ấm trà vừa pha mở cửa bước ra ngoài phố. Vượt qua đường, tôi đi sang bờ hồ định kiếm một chiếc ghế đá ngồi hóng mát. Đi ngang qua một gốc cây, đột nhiên một bóng trắng xuất hiện

Chơi Hoa

Các cụ ưa chơi hoa cây. Cây ngọc lan búp hoa trắng ngọt đến cuối xuân. Những cây ngâu cổ thụ hoa vườn, người chơi cảnh chỉ tia, ít chặt cành, bẻ cành, bởi thương cây tránh làm đau cây Vườn chùa ấy trồng cây mẫu đơn có hoa đẹp.

Chòi Mía

Người dân miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, ngoài công việc cày cấy và trồng ngũ cốc, dựng bờ xe nước để đưa nước từ sông ngòi vào ruộng đồng, người ta còn trồng mía và làm đường mía. Cuộc sống bên cạnh bờ xe nước, và chòi mía đã đi vào văn hóa đặc thù của người dân Quảng Ngãi trong một thời gian dài.

Chơi Vơi Màu Trắng

Hai người trẻ sống với nhau trong gian phòng hẹp. Phòng chênh vênh tít tầng ba của căn nhà cổ. Nhà cổ không thuộc phố cổ vì trước đây nó nằm trong hẻm hóc, nay do cơn lốc quy hoạch quét qua đành phải chường ra mặt tiền với bộ dạng lem nhem vá víu. Vôi vữa tróc lở từng mảng lớn kèm theo ngói thâm tường rêu. May có cái cây gì đó không biết tên cứ lòa xòa lá ngang bệ cửa sổ, nhưng nhằm tháng mười hai lại giơ thân gầy trùi trũi vì vừa rụng sạch lá rồi sau đó trổ rực hoa vàng. Hoa kết từng chùm đong đưa theo gió nhưng chẳng tỏa nổi một chút hương, tác dụng trang trí cho mảng tường tróc lở không được bao nhiêu mà chủ nhà mỗi sáng mang chổi ra quét xác hoa rơi cũng đủ mệt. Đôi lúc đâm cáu muốn đốn ngã cây cho rồi vì không hiểu giống hoa gì mà siêng năng rụng thế?

Cho Mẹ Hiền Yêu Dấu

Chiếc Boeing 767 cất cánh từ Hong Kong, với đa số hành khách là người Việt Nam, đảo một vòng tròn nhỏ trên không phận Sài Gòn rồi nhẹ nhàng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong ánh nắng chói chan cuối ngày. Sau tín hiệu cho phép hành khách tháo gỡ thắt lưng an toàn, mọi người trên máy bay ùn ùn đứng dậy. Hình như ai cũng nôn nóng, có những tiếng hối thúc và có cả tiếng trẻ con khóc ở cuối phi cơ.

Cho Mình Xin Lỗi

Reng… Reng… Reng…!
_ Alô, Thủy Tiên đây ạ!
_ Là cậu đó hả Tiên?
_ Tớ nè, có gì hông?
_ Cậu đó, đừng có gửi thư nữa. Ngày nào cũng gửi một lá làm sao tớ chịu nổi?
_ Hì hì, bình tĩnh nào, làm gì hét lên như thế? Tớ viết thư vì tớ… nhớ cậu mà.

Chờ Mong Tin Dữ

Kunioto đang giở báo loạt soạt bỗng kinh ngạc thốt lên. Anh nín thở nhìn chăm chú góc tờ báo đăng tin ở trang ba: "Bốn giờ chiều ngày 22, trên đường tới thành phố K, nhân viên một công ty ở thành phố K là Okada Keisuke, 30 tuổi, lái xe con đụng đầu với xe tải loại lớn. Mặt, đầu và nhiều bộ phận khác trên người Okada bị đập rất mạnh, thương tích trầm trọng...".
Okada Keisuke ở thành phố K... Đúng là cậu ta rồi!
Một niềm vui khó tả tràn ngập tim Kunioto.

Cho Một Người Mãi Xa

Em biết rằng sẽ chẳng bao giờ ta gặp lại nhau, dù cả hai đều rất mong "có một ngày...".
Tại sao vậy anh??
Phải chăng là "định mệnh" như một chiều mưa anh đã nói.

Cho Một Thời Nông Nỗi

Ngày... Tháng...
Cho một người đã xa!
Em tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài đầu mộng mị, tưởng rằng mọi chuyện chỉ là giấc mơ buồn, nhưng những gì em viết vẫn còn đây, và em hiểu rằng, em cần phải đối diện với sự thật, đừng tự đánh lừa mình nữa, ngốc nghếc ơi...

Chỗ Nào Cũng Nắng

Quá cái tuổi háo hức những món quà miệt vườn trong giỏ xách mẹ, mỗi bận bà lên thăm anh hóng thứ khác: những câu chuyện của quê nhà. Năm tiếng đồng hồ ngồi xe đò không ăn nhằm gì với bà già quen làm lụng, nên vừa bước chân vào nhà anh ngay lập tức chuyện giòn như cốm nổ. Không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ, trong lúc xăng xái dọn chỗ này dẹp chỗ kia, vừa làm vừa kể, những chuyện nhà quê theo bước chân mẹ dìu dặt nửa xa nửa gần. Giọng điệu bâng quơ, như thể không ai nghe cũng không sao, mẹ nói cho vui nhà vui cửa. Chuyện và người kể chuyện, là những gì mà anh không thể mua ở cái thành phố tiện nghi đến tận xương tủy này, tiện nghi đến nỗi những kẻ nhớ quê cũng mua được cá lòng tong, mớ tép rong.

Rừng xà nu

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu1 cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn.

Thuốc

Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc. Tầng không xanh thẳm. Ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả. Lão Hoa Thuyên bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu. Ánh đèn trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà.

Một Người Hà Nội

Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Năm 1955, tôi từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước, còn họ hàng chỉ còn lại có dăm gia đình, vì chồng và con đều đi theo cách mạng. Cô Hiền cũng ở lại, dầu cô chú vẫn sống ở Hà Nội suốt chín năm đánh Pháp, các con lại còn nhỏ, chả có dính líu gì đến chính phủ "ngoài kia" cả.

Người trong bao

Có hai người đi săn ra khỏi rừng quá muộn đã phải dừng lại nghỉ đêm trong gian nhà kho của ông trưởng xóm Prôcôphi ở tận cuối làng Mirônôxítxkôê. Đó là bác sĩ thú y Ivan Pêtơrơvíts và giáo viên trường phổ thông Burkin. Ivan Pêtơrơvíts có cái họ khá lạ tai, một họ kép là Tsimtsa- Ghimalaixki, họ ấy xem ra không thích hợp gì lắm với ông và khắp cả tỉnh này đều quen gọi ông đơn giản là Ivan Pêtơrơvíts. Ông ở trại nuôi ngựa giống gần thành phố và vừa rồi đến đây đi săn để hưởng khí trời trong lành. Còn giáo viên Burkin thì hè nào cũng là khách của bá tước P và từ lâu đã rất quen thuộc với vùng này.

Những ngôi sao xa xôi

Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðương bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bền đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.