Truyện ngắn - Trang 5

Bến quê

Nhĩ nằm yên để cho vợ chải những nhát lược cuối cùng. Nhĩ biết mình có một cái đầu tròn trịa, tóc Nhĩ đến bây giờ vẫn đen và không khô. Chẳng biết lúc này trong khi Liên đứng trên đầu phản cẩn thận đưa những nhát lược, Nhĩ nghĩ thầm, "cô ấy" có nhớ mái đầu với bộ tóc đen óng mượt đã khiến cho anh một thời được tiếng là "Đông Gioăng"? Cho nên trước đây trong cơ quan so với mấy anh em cùng tuổi, anh được tiếng là một người lâu già.
Chải đầu cho chồng xong, Liên đỡ anh ngồi dậy, cúi xuống dưới gầm tủ lấy thêm mấy chiếc gối đem kê sau lưng anh.

Chiếc thuyền ngoài xa

Trưởng phòng tôi là người sâu sắc, lại cũng lắm sáng kiến đến cái mức có khi bọn chúng tôi trong cơ quan phát mệt vì anh.
Trước đây chừng dăm tháng, để chuẩn bị cho tấm lịch năm sau, anh tỏ ý không bằng lòng với cách làm ăn từ trước tới giờ - Sang năm chúng ta sẽ đem đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập chuyên đề về thuyền và biển - anh nói quả quyết - Thôi, bỏ cái lối mỗi thứ một tí đi. Phải có một bộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật.
Chúng tôi xách máy lên đường, suy nghĩ, chọn cảnh, bấm máy suốt năm tháng. Và tất cả những gì thu được bằng ánh sáng đen trắng trên giấy ảnh đang được bày ra la liệt trên hai chiếc bàn ghép lại, và quả tình lúc đó tôi đã lấy làm bằng lòng lắm, đoán chắc không còn phải xách máy đi chụp bổ sung như mọi năm nữa.

Làng

Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc con bé lớn ông Hai thu thủ que đóm cháy lập lòe trong chiếc nón rách tất tả đi từ nhà bếp lên, và bà Hai ngồi ngây thuỗn cái mặt trước đĩa đèn dầu lạc, lầm bầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền chuối, tiền kẹo... thì ông Hai vùng dậy, sang bên bác Thứ nói chuyện. Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn. Nằm nghe tiếng súng dội trong đêm tối và nhất là cái tiếng rì rầm tính toán tiền nong của mụ vợ, tự nhiên ông sinh ra nghĩ ngợi vẩn vơ, nó bực dọc làm sao ấy. Mà ông, thì không thích nghĩ ngợi như thế một tý nào. ông vốn là người hay làm, ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân ngơi tay. Không đi cày đi cuốc, không gánh phân tát nước thì ông cũng phải bày vẽ ra công việc gì để làm: đan rổ, đan rá hay chữa cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp.

Chôn Chặt Niềm Riêng

Trước đây đã lâu lắm, có Inamuraya Gensuke là một nhà buôn giàu có ở xứ Tamba. Nhà này có một cô con gái tên là Ô Sônô. Ô Sônô rất xinh đẹp và thông minh sáng dạ, cha nàng thấy nếu chỉ cho con gái theo học với các bà thầy ở chốn quê mùa thì tội nghiệp cho nàng, nên mới cho nàng, cùng vài người đầy tớ theo hầu, lên Kyoto để học phép tắc, trau dồi công dung ngôn hạnh của giới thượng lưu thanh nhã với quý bà ở chốn đế đô. Sau khi được dậy dỗ chu đáo, Ô Sônô được gả cho Nagaraya, là một nhà buôn quen biết với cha mình, và sống hạnh phúc được đâu độ bốn năm. Hai vợ chồng sinh được một mụn con trai, nhưng lấy chồng được bốn năm sau thì Ô Sônô bị bệnh qua đời.

Chồng Nhặt

Mười một giờ đêm tôi ra khỏi nhà nghỉ. Tôi say. Đầu óc quay cuồng, tôi nhìn quanh cố tìm một chiếc xe ôm nhưng không có. Tôi loạng choạng lần đi trên đường phố vắng ngắt. Đêm cuối thu gió thổi lạnh làm tôi càng choáng váng quay cuồng. Không phân biệt nổi phương hướng nữa, tôi cứ thế lảo đảo bước đi như một kẻ mộng du.

Chồng Tôi Va Ngõ ....

Chồng tôi sinh ra và lớn lên trong một con ngõ nhỏ, nằm phía Nam thành phố. Con ngõ vắng vẻ là nơi lưu giữ những kỷ niệm về một “tuổi thơ dữ dội” của anh.

Cho Những Mùa Xuân Phai

Mélanie, đã ba hôm nay con chong đèn không ngủ, buổi sáng năm giờ không lên nhà nguyện, tám giờ không đi phát thuốc cho các trại, buổi chiều không sang phòng họp công tác, và buổi tối, trong giờ cầu kinh, con lơ đễnh nghĩ ngợi đâu đâu đọc nhầm cả lời lẽ, sai nhịp với các soeur, con làm sao vậy, còn đúng một tuần nữa là lễ phát nguyện của con rồi, con có nhớ như vậy không. Buổi sáng nay con không phải đi phát thuốc nữa, phần việc con sẽ nhường lại cho soeur Albertine, nhưng hãy ra đẩy xe rác xuống vườn, và trong lúc đi ngang qua những vùng đất bẩn sau trại, con phải suy nghĩ lại, một lần cuối cùng, tự hỏi chính mình về sự lựa chọn, và sau đó, mẹ khoan hồng cho con tìm lấy một cơ hội nào đó để thử thách lại.

Chợ Nổi Cà Mau – Chút Tình Sông Nước

Không biết bây giờ bạn đang lang thang ở đâu, lên Sa Pa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng Nam Định, không biết đang sì sụp ăn ốc nóng ở chợ Âm Phủ – Đà Lạt hay về miền tây Nam Bộ xuôi thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi?

Chờ Rác Biển

Trên đường vượt biển, nhiều khi người ta nhìn thấy dấu hiệu sự sống, dấu hiệu của đất liền trong rác rưởi.
Tôi chờ rác biển còn hơn chờ người tình đến. Lần thú nhất tôi thấy đám rác chỉ là những chiếc giầy cao gót của phụ nữ. Tôi vừa mừng vừa sợ. Sợ vì gàn đấy có thể có ghe đắm. Mừng vì đó cũng có thể là có một bãi cát nào rồi. Lần thứ hai thì cái đám rác đó lại có đủ thứ như giấy, lon, chai lọ, dừa khô, mấy tàu lá chuối còn tươi nữa thì cái niềm hy vọng nó càng lớn, nhưng cuối cùng cũng chỉ là mừng hụt...

Chợ Tết

Ngưng đọng bế tắc trì trệ -- đó là cảm tưởng bao trùm tâm trí nhà văn Nguyễn Minh Châu khi ông nghĩ về xã hội Việt Nam sau chiến tranh và điều đó được khắc họa đậm nét qua thiên truyện viết từ 2- 1988 mà dưới đây là văn bản tôi muốn các bạn cùng đọc lại.

Chợ Tình Cuối Mùa Xuân

Người già vùng núi đá Mèo Vạc quê của Páo kể: Thuở hồng hoang, ông Chày sinh ra bầu trời, bà Chày sinh ra mặt đất. Bầu trời thì tròn, mặt đất thì vuông. Bầu trời nhỏ hơn mặt đất, mặt đất lại phẳng phiu. Ông Chày mới bảo bà Chày co mặt đất lại cho vừa bầu trời nên mặt đất lồi lõm thành sông, suối, núi, đồi, bình nguyên... Rồi sau đó ông Chày bà Chày mới sinh ra con người.

Cho Tròn Bổn Phận

Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước Vài bước thực dài để lấy đà, rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.
Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một thứ cây quý giá tuy hơi cổ thụ, nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi.
Ngọn cây còn xanh tốt, lại có điểm mộtbông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo, song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi. Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và má trợi.

Chó Và Người

Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.

Con Ma Da

Khi tôi nhận được thiệp cưới của nó, thằng Danh bạn tôi, thì đã muộn rồi. Muộn đến những ba tháng.
- Mẹ! Nếu mầy gởi trước một ngày thì dù có lời hàng tỉ tao cũng bỏ - Tôi chửi thầm.
Và một bức thư vừa mới tới trước khi tôi về một vài ngày. Thư có đoạn viết:
... Tao nghĩ, thiếu ai chứ không thể thiếu mầy. Vậy mà mầy không về. Dù là ngày cưới (hạnh phúc, tất nhiên), vắng mầy tao vẫn thấy cô đơn... Sau đó, những ngày trăng mật, tao quên tất cả, quên cả mầy nữa. Đừng giận! Nay thấy nhớ bạn bè, nhớ mầy. Nhưng không trách vì biết mầy bận quá nhiều áp phe...

Bài học tuổi thơ

Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:
- Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:
- Còn thua ba nữa đó, ba. Iít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Chiếc lược ngà

Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười mà chung quanh nước đã lên đầy, nói cho đúng đây là cái trạm của đường dây giao thông, nhà nhỏ nhưng người lại đông. Chưa đến chuyến đi, chúng tôi còn phải đợi. Ban ngày, chúng tôi chẳng biết đi đâu, hết nằm lại ngồi, có lúc thấy cuồng chân, thật tù túng, nhưng lại có cái thú bù lại là thọc cần câu ra khỏi nhà để câu cá. Ngày câu cá đã đủ ăn rồi, đêm không ai muốn câu nữa. Trong lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại. Ông vốn là người hay kể chuyện - nhiều nhất là chuyện tiếu lâm, có cả tiếu lâm kháng chiến nữa, chuyện nào cũng làm cho chúng tôi cười lăn cười bò. Trước khi kể, bao giờ ông cũng cười mỉm, mặt trở nên hóm hỉnh, đúng là ông lão có duyên già. Nhưng hôm ấy ông đâm ra khác thường.

Bài Toán Đố Cuối Năm

Chiều hai mươi tết, tôi đem một xấp vải về nhà khoe vợ.
Sau khi mở gói giấy báo, vợ tôi trầm trồ:
- Chà đẹp quá! Ở đâu ra vậy?
Tôi ưỡn ngực:
- Quà tết của cơ quan anh đấy!
Hai vợ chồng trải xấp vải ra bàn, ngắm nghía, xuýt xoa. Ðột nhiên vợ tôi hỏi:
- Mấy thước vậy, anh?
- Ba thước.
Trong khi trả lời, tôi nhìn thẳng mặt vợ và cảm thấy cô ta thoáng vẻ nghĩ ngợi.

Trốn tìm

Tôi đối với mẹ con kỳ lạ nhà này cảm thấy tò mò, nhưng thời điểm đó những người lớn cho rằng bọn trẻ con rất nhiều chuyện, dù có kể những chuyện này cho bà ngoại hay mẹ, nhiều lắm cũng chỉ phết một cái nhẹ vào mông tôi, sau đó như đùa giỡn răn dạy, tiếp theo lại đi làm việc của mình.

Trẻ con năm sáu tuổi đầu óc chỉ có dấu chấm hỏi, đối với cái gì cũng tò mò, vì vậy tôi để ý đến Tiểu Nguyên.

Bìm bìm quấn quýt

- Chị Thúy chết rồi bà Tư ơi!

Tiếng la thất thanh của thằng Tèo làm bà Tư giật mình như bị sét đánh ngang mày. Bà vừa lay ông Tư, vừa hỏi giật giọng:

- Bây nói con Thúy nào vậy Tèo?

- Thì chị Thúy con ông Tám bên xẻo, chứ còn ai nữa hở bà Tư?

Câu nói của thằng Tèo khiến bà Tư bàng hoàng xúc động.

- Con Thúy làm sao lại chết? Mới hôm qua tao thấy nó sờ sờ kia mà!

Thằng Tèo đã đứng trong nhà từ lúc nào.

- Người ta nói chỉ uống thuốc rầy tự tử. Mọi người vừa phát hiện đưa đi trạm xá, nhưng lại chở về rồi đó bà Tư.