Truyện ngắn - Trang 7

Tiếng Chuông Triêu Mộ

Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân.
Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gở từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch. Cuốn lịch phổ biến trong dân gian là phiên chợ. Như ở vùng tôi, chợ Hôm họp mồng 1, mồng 6, 11, 16, 21, 26. Tiếp tới chợ Giã : mồng 2, mồng 7, 12, 17, 22, 27. Rồi chợ Ðèo : mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28. Chợ Thành : mồng 4, mồng 9, 14, 19, 24, 29. Chợ Sen : mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 hay tháng thiếu thì 29.

Tay Cầm Viên Phấn

Tôi chính thức làm nghề thầy giáo năm 1949, dạy ở một trường trung học thuộc vùng kháng chiến, tỉnh Phú Yên. Toàn tỉnh chỉ có một truờng trung học nên mỗi lần đọc tên học sinh kèm theo tên sinh quán là tâm hồn tôi êm đềm liên tưởng đến một miền quen thuộc, trí óc nhảy vọt từ Cù Mông đầu tỉnh đến Hòa Xuân cuối tỉnh, từ Sơn Long đầu nguồn đến An Chấn sát biển. Huỳnh thị Tư, Nguyễn Văn Chính... thấy rồi: Triêm Ðức, Ðồng Tranh, Xuân Quang, Xuân Phước. Những cánh đồng lúa sạ. Những lùm cây... Man Tấn Châm, Võ thị Huỳnh Lê... thấy rồi: Gò Duối. Những đèo, những núi. Trương Dụng Khả: Bầu Hương... Nguyễn Thị Hảo: Hòa Quang. Những ruộng nước nằm bằng phẳng, lá úa màu xanh ngắt. Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Bích: Tiên Châu, Gành Ðỏ. Sóng vỗ rì rào. Những tấm lưới màu nâu. Con chim le le ngúc ngoắc đuôi đi trên bãi cát gần mép nước...

Nửa Chữ Cũng Thầy

Năm 1936, TÔI HỌC THẦY ở lớp Nhất trường Tiểu học Sông Cầu. Thuở ấy toàn tỉnh chỉ có hai trường Tiểu học, một ở Tuy Hòa, một ở Sông Cầu. Trường Tiểu học Sông Cầu là trường tỉnh lỵ mà chỉ có một lớp Năm, một lớp Tư, một lớp Ba, một lớp Nhì A (chính danh là Cours Moyen de 1ère Année), một lớp Nhì B và một lớp Nhất... Mới biết là hồi đó sự học quả thật là quí. Với một dân số 20 vạn dân cư mà hằng năm toàn tỉnh chỉ chọn khoảng một 100 đứa trẻ khá nhất để cho vào học lớp Nhì thì có khác nào sâm nhung chỉ dành cho tì vị kẻ giàu sang. Tôi học lớp Năm và lớp Tư ở trường làng Ngân Sơn. May mắn đưa đẩy, tôi được vào học lớp Ba ở trường Phủ Tuy An. Và lại cũng may mắn xô tới mà tôi được vào lớp Nhì trường Tỉnh.

Những Ngày Lương Văn Chánh

Vào chặng tháng Chạp tháng Giêng, cứ mỗi lần có dịp băng qua một cánh đồng lúa sạ đang chín rộ, hột lúa mẩy vàng, gié lúa khom lưng cúi gục đầu dưới ánh nắng rực rỡ là lòng tôi lại man mác nhớ đến cánh đồng Chợ Đèo, đến trường Trung học Lương Văn Chánh thời Kháng chiến chống Pháp, xa cách tôi những ba mươi năm. Ba mươi năm, thời gian đủ để biến một đứa nhỏ oe oe khóc trong nôi thành một người trung niên, cha của ba, bốn đứa đứa trẻ mà đứa lớn nhất có thể cầm roi chăn một đàn bò và đứa nhỏ nhất oe oe trong nôi như cha nó, ba mươi năm trước. Ba mươi năm đủ biến một mầm cây nhỏ yếu hóa thành cổ thụ.

Nhớ Thầy Cũ

Chiều qua đi ngang rạp chiếu bóng Hưng Đạo, tôi gặp cô Châu Phi và thầy Ngân. Tôi mừng quá:
- Chào thầy, cộ Thầy, cô còn nhớ em không?
Cô Châu Phi cười liền:
- Sao không nhớ? Em chuyên môn đọc chữ because ra thành bia cam cô quên sao được? Thầy Ngân thì mỉm cưòi hiền lành:
- Sao? Năm nay em học có khá không?
- Cũng... thường thường bậc trung vậy thôi, thầy. Thầy, cô đi đâu đó?
- Nghe nói có phim hay.

Ngôi Sao Khiêm Tốn

Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng thức cái Ðẹp quanh thầy, cái Ðẹp nơi những vật tầm thường nhất. Phải nhìn thầy say mê chỉ cho chúng tôi xem nghệ thuật pha màu của Thiên Nhiên nơi thân thể của một con Sâu rọm, những màu rực rỡ như thế nào được chọn lọc, sắp xếp, hòa hợp ra sao. Chớ cái đẹp của một đóa hoa thì ai cũng thấy... Phải nghe thầy ca tụng nét thẩm mỹ nơi cái chân của con Heo, bắp đùi nở, cẳng chân thon, bàn chân nhỏ xỏ trong chiếc giày xinh gọn (cái móng Heo!).

Nghĩ Về Mẹ

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.

Mùa Xuân Nghe Tiếng Chim

Vào một buổi sáng có nắng rực rỡ, trong vườn tôi chợt vang lên tiếng một con chim lạ. Thời tiết đầu xuân và lúc đó vào chặng tám giờ.
Khu phố tôi ở tương đối yên tĩnh nên tiếng chim không bị pha lẫn vào một thứ tạp âm nào. Nó mạnh, sắc cạnh, lảnh lót. Chỉ gồm bảy tiếng "Kéc... kéc... kéc... kéc kéc... kéc kéc". Ba tiếng đầu ngắt quãng chậm rãi, trịnh trọng. Bốn tiếng sau thúc mau, nhỏ dần rồi hòa mất vào sự im lặng.

Một Ngày Cho Mẹ

Sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường . Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại .
Tôi thì thầm hỏi Nhung:
--Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại ?
Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ:
--Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan .
Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ .

Một Bông Hồng Cho Cha

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.

Mái Chùa Xưa

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn :
- Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hổn.

Lương Mai

- Một cái siège Italỵ Tôi thích một cái siège Italy.
- À... siège Italy "hổng" có. Lâu lâu mới có. Thứ đó ít nhập cảng lắm. Ở Sài gòn này thầy kiếm đâu cho ra.
- Đắt bao nhiêu cũng được mà. Tôi chỉ cần lấy một cái thôi.
- "Tui" biết mà. Tại tui hổng có. Tui với thầy là chỗ quen biết mà. Nói thiệt, chỉ còn mấy cái siège Ăng lệ Quen lắm tôi mới dám giới thiệu.
- Ở đâu?
- Để ở nhà sau. Phải cất tuốt ở nhà sau. Để dành cho bà con quen lớn.
Ông Sử Cẩm Hưng tươi cười nhìn tôi, hai tròng kính trắng làm cho khuôn mặt thêm tròn. Ông bước đi trước và tôi nối gót bước theo. Phải khéo tránh những đống sắt, những cuộn dây cao su, dây ni lông xếp thành bành cao, những hòn núi lon sơn, những thùng dầu, thùng bột màu. Thật là bề bộn lẩm cẩm.

Lời Sám Hối Của Cha

Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi con. Chắc con rất ngạc nhiên. Con đang xót xa vì thương cha cô đơn, ân hận vì không được ở gần cha để săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao có sự ngược đời. Con hãy bình tĩnh nghe cha nói.

Lễ Cúng Trường

Khi những cơn mưa gió cuối cùng của tháng Mười đã qua đi, khi những ngày tháng nắng hanh đầu mùa của tháng Mười một rắc vàng trên cảnh vật, lũ học sinh trường Ngân Sơn bắt đầu háo hức vì nghĩ đến Tết sắp đến. Thằng Sanh báo tin Tết trước nhất. Nhà má nó bán hàng xén nên nó sát với mùa tiết hơn mọi đứa khác. Một buổi sáng nó hớn hở hỏi lũ bạn:
- Đố tụi bay còn mấy ngày nữa tới Tết? Nhiều đứa nhao lên:
- Còn một tháng mười hai ngày.
Sanh gật đầu:
- Giỏi.
Rồi nó nói tiếp, giọng hơi tự đắc:
- Sao tụi bay cũng biết hả? Ở nhà má tao mới đi Tuy Hòa mua hồng, nho, táo, chà là về bán Tết. Má tao cho mấy trái táo đem theo đây.

Không Coi Thường Khuyết Điểm Nhỏ

Ở lớp tôi có hai nữ sinh và một nam sinh ở Bắc vào là Phúc, Ánh Tuyết, Dũng. Các bạn quen miệng gọi là "Bộ đội". Như hôm nhốn nháo chạy tìm cuốn sổ biên bản:
- Hôm qua ai giữ quyển sổ biên bản của lớp?
- Ánh Tuyết.
- Ánh Tuyết nào?
- Ánh Tuyết "Bộ đội".
Để phân biệt với một Ánh Tuyết khác miền Nam, nói giọng miền Nam.
Thỉnh thoảng có đứa liến láu, gọi bạn không bằng tên mà bằng "Bộ đội":
- Ê, Bộ đội. Chiều hôm qua đi xem phim "Sáu người đi khắp thế gian" ở rạp Hưng Đạo phải không?

Khoảng Trống Sau Lưng

Tuyết nói:
- Ngày mai anh cứ đi làm như thường. Đừng xin nghỉ. Em không muốn anh đi tiễn em đâu. Em ghét nước mắt lắm bởi vì tính em mau nước mắt. Người ta vẫn thường ghét những cái người ta có. Những người béo rất ghét mỡ, ghét cái bàn cân ở hiệu thuốc tây. Những người gầy không muốn nhìn hình vẽ bộ xương và tỏ nhiều thiện cảm với những cuốn phim có Hardỵ Không hẳn là em thích xách va li đi một mình bơ vơ như một ả giang hồ. Người đàn bà đứng đắn bao giờ cũng có người đàn ông đi cạnh khi trên tay họ có hành lý...
Tuyết chợt ngồi bật ngửa chiếc ghế ra đằng sau, cầm lấy điếu thuốc lá của tôi gác ở mép dĩa, đặt lên môi. Nàng kéo một hơi thuốc dài rồi vẫn để điếu thuốc gắn lên môi, nàng nheo mắt tránh khói vừa gật gật đầu, mỉm cười:

Hữu Thân Hữu Khổ

Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm thân trâu cho cực dường này. Ruộng sâu, ruộng sình, ruộng lùm, ruộng lún... kéo cho bật được lưỡi cày, tưởng đứt cái cổ, tưởng đứt hơi luôn. Tưởng gãy lìa cái chân, tưởng ngã gục xuống bùn. Vậy mà thằng chủ cứ giáng thẳng roi mây... khích lệ. Đỉa bám hút máu, ruồi châm hút máu, mưa xối thên lưng, nắng đốt da mông. Đền bù lại là một bó cỏ khô, quanh năm chỉ những cỏ khô! Nhìn thấy con chó mực đang nằm khoanh ngủ, vừa ngủ vừa ngáy, Trâu hươ chân huých cho một cái. Chó mở mắt, ngáp dài, hỏi: - Cái gì?
- Mày sướng hơn tao.
Chó ngơ ngác không hiểu. Nhìn bộ mặt mgốc ngếch của Chó, Trâu cười sằng sặc.

Hoa Khế Lưng Đồi

Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe.
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn củ anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
- Xin lỗi cô vào Nha Trang lần đầu tiên?
- Vâng ạ. Em mới tới đây lần đầu.

Đi Con Đường Khác

- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ.
- Gắng tăng thêm nữa.
- Dạ.
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.

Con Suối Mùa Xuân

Thế là tôi đã mất Mỹ Khuệ Thật dễ dàng như khi tôi được nàng. Tình yêu đến và đi không có báo trước, không giống như những chuyến máy bay chở hành khách có ghi rõ nhật kỳ, ghi giờ hạ cánh và cất cánh. Chúng tôi bắt đầu yêu nhau một cách tình cờ. Hôm đó nàng bế cháu nhỏ con của người anh, đứng trước cổng. Thấy tôi, nàng hỏi:
- Anh Tịnh này, anh xem có dễ thương không?
Tôi nhìn nàng, nhìn đứa cháu. Nàng mặc chiếc áo dài mới màu xanh thêu hoa. Có đánh tí hồng nơi má. Nên tôi hỏi lại:
- Cô định hỏi ai dễ thương?
Nàng đỏ mặt không nói. Tôi yêu nàng lúc đó.