Truyện ngắn - Trang 8

Cánh Thiệp Đầu Xuân

Buổi sáng hôm nay tôi đến trường với một niềm vui lớn. Những cơn mưa dai dẳng mùa Đông đã nhường chỗ cho ánh sáng rực rỡ màu vàng. Bầu trời như được rửa sạch và không khí như cũng nhẹ hơn, trong trẻo hơn.
Tôi bước vào lớp. Nhiều bạn châu đầu vào nhau nói chuyện thì thầm và chuyền tay cho nhau xem những tấm thiệp chúc Tết. Ừ lúc nãy ở nhà đưa tay xé lịch, tôi đã bâng khuâng khi chợt thấy rằng hôm nay đã mười hai tháng Chạp rồi. Tháng Chạp là mùa của thiệp chúc Tết, của những "Cung chúc Tân Xuân", của những "Bonne Année"... "Happy New Year".

Bên Đập Đồng Cháy

Đã đến nước cùng rồi, đã đến nước chót rồi, không còn trì hoãn được nữa. Bà con lối xóm đi hết. Vơ vét gạo củi, đùm túm áo quần đi hết. Lùa bò, dắt trâu đi hết. Quẩy lúa gánh đường đi hết. Trên xóm Dương không còn tiếng người nói. Dưới Đồng Dài không có tiếng gà gáy trưa.

Áo Em Cài Hoa Trắng

Tôi được đi học chậm hơn mọi đứa trẻ khác . Sáu tuổi mà vẫn chưa ôm sách tới trường . Nguyên do vì má tôi đau bệnh dai dẳng, má không muốn tôi sống xa cách, dù mỗi ngày chỉ bốn năm giờ đồng hồ . Khi má tôi phát bệnh thì bác sĩ đã cho ba tôi biết là má tôi sẽ không sống lâu thêm được quá hai năm . Má không được nghe điều đó nhưng tự xét sức khoẻ của mình, má biết là con đường đi của má không còn dài lắm . Mặc kệ những lời trấn an liên tiếp của ba tôi, má giữ một thái độ cam chịu và chờ đợi .

Trăng Trên Mặt Nước

Một ngày kia Kiôkô nảy ra ý nghĩ làm sao cho chồng mình nằm trên lầu có thể nhìn thấy những mảnh vườn trồng rau, nhờ một chiếc gương nhỏ cầm tay. Người chồng nằm liệt giường từ lâu nhờ vậy mà thấy như lại khởi đầu một cuộc sống mới. Đó đâu phải chỉ là một chút sống nhờ cái gương.

Bố Của Simon

Lớp học vừa tan, đám trò nhỏ ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Song, thay vì chạy mau về nhà, chúng lại tụm năm tụm ba từng nhóm để xù xì to nhỏ. Lý do đơn giản, hôm nay là ngày đầu tiên cậu bé Simon con trai của nàng La Blanchotte đi học. Mọi người ai cũng biết đến nàng. Chẳng hiểu thiên hạ thương hay ghét, nhưng chắc một điều, họ nhìn nàng với cặp mắt ẩn dấu lòng khinh thị. Đám trẻ cũng nhận ra điều ấy, mặc dù chúng không thể nào hiểu nổi vì lý do gì. Riêng thằng bé, đám trẻ chẳng hề quen biết nó. Nó có bao giờ chơi với ai đâu. Đám trẻ chú ý đến thằng bé với một chút thích thú, một chút tò mò. Cầm đầu là chú nhóc đàn anh khoảng mười bốn hoặc mười lăm tuổi, chúng tụm với nhau rù rì, lập đi lập lại một câu duynhất, "Mày biết thằng nhóc đó không... Nó không có cha."

Cái tết của Mèo con

Bà đi chợ về, vào đến sân nhà, bà gọi to:
- Bống ơ... ơi! Cái Bống đâu rồi!
Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm, nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà:
- Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?
- Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận bà chẳng cho quà đâu.
Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường... Bỗng cái vỉ buồm động đậy. Ngheo... Bống mở tròn mắt... Ngheo...
A! Con mèo, con mèo! Bà ơi, bà cho cháu nhá!

Bức tranh

Tôi là một họa sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu, không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết chuyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong. Thứ nữa, tôi viết cho một người thứ hai. Viết cho tôi hoặc cho một người thứ hai, một người thợ cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra đây cũng chỉ là những lời tự thú.

Đồng Hào Có Ma

Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. trăm lần sai! nghìn lần sai! vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.

Đôi Mắt

Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi: - Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây.
- Cám ơn anh nhé. Lát nữa tôi sẽ sang nhà anh chơi.
Tôi vỗ vai anh bảo vậy. Tôi toan vào. Anh vội ngăn tôi lại:
- Khoan đã. Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại. Con chó to và dữ lắm.

Mùa Lạc

Sáng, mây bốc mù chân núi vây quanh lấy cánh đồng Điện Biên, nhưng trên đỉnh chóp lại hết sức trong trẻo đến nỗi trông thấy rõ những thân cây đứng trơ trụi, và thấp thoáng một vật trắng của mái nhà người Mèo.

Mảnh Trăng Cuối Rừng

Ngọn bấc cháy đã gần lụi chợt bùng lên nổ lép bép trong chiếc ống bơ sữa bò đựng dầu cặn. Ngoài rừng sâu tĩnh mịch vọng lại tiếng suối chảy và tiếng kêu khắc khoải, tha thiết của đôi chim trống mái. Đã khuya rồi mà hơn mười anh em lái xe vẫn còn kẻ nằm người ngồi ngổn ngang trong chiếc lán nứa xiêu vẹo của tổ xăng dầu, chưa ai chịu đi ngủ. Sau tấm bìa che bớt ánh sáng, ngọn đèn dầu cặn toả một cụm khói lớn, soi tỏ hơn chục khuôn mặt dầu dãi và chiếu hắt ra ngoài đoạn đường mấp mô những hố bom và vết bánh xe tải sâu ngập gối. Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về gần đông đủ. Cái lán nứa rất ồn ào, thỉnh thoảng một dịp cười vang lên chuyển cả rừng. Không biết ở trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hơn những đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là con mắt sẽ díp lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả.

Lặng Lẽ Sa Pa

Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng, chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói: - Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không ghé thăm Sapa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này...

Chiếc Lá Cuối Cùng

Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là "vùng". Những "vùng" này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!

Đi qua mùa gió thổi

Chị bấu chặt vào cánh cửa, nhìn anh. Đôi mắt ngỡ ngàng pha lẫn hạnh phúc – thứ hạnh phúc chỉ có ở những người đã từng chờ đợi nhau hơn hai mươi năm ròng mới hiểu...

Hai Đứa Trẻ

Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Dưới Bóng Hoàng Lan

Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.

Tình cờ gặp lại nhau

Một chiều mưa đầy, nghe bài tình cờ gặp lại nhau của ca sĩ Thái Châu, lại nhớ về người, dù cuộc gặp gỡ năm trước không phải tình cờ...

Khi đàn ông đứng giữa hai người đàn bà

Tôi thường nghe các em, các chị, các cô, thậm chí là các mẹ, các bà kể về mẹ chồng. Và câu chuyện mẹ chồng – nàng dâu là câu chuyện dài trường kỳ không bao giờ có hồi kết. Như một lẽ thường, mỗi khi nhắc đến mẹ chồng – nàng dâu thì ai cũng nghĩ ngay đến mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Ngay cả trong phim ảnh, trong sách vở, trong truyện ngắn, truyện dài...tác giả luôn xây dựng mẹ chồng vào vai phản diện với hình ảnh cay nghiệt, đay nghiến, chua ngoa, ganh ghét, hằn học, nhỏ nhen,... rất hiếm khi mẹ chồng được vào vai chính diện.