Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc

Tác giả : Minxin Pei
  • Lượt đọc : 399
  • Kích thước : 5.28 MB
  • Số trang : 391
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 696
  • Số lượt xem : 3.114
  • Đọc trên điện thoại :
Tư bản thân hữu từng là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Ngày nay, cụm từ này được biết tới nhiều nhất tại những quốc gia đang phát triển, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Không có gì phải tranh luận tiếp khi khẳng định: Tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực. Nó cũng là nguyên nhân của bất ổn chính trị, tạo ra bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, thăng tiến cũng như phân bổ lợi ích và hơn thế, nó cổ vũ, đồng thời là chỗ dựa cho những thế lực muốn mafia hóa quyền lực Nhà nước.

Cuốn sách này sẽ nói rõ hơn với bạn đọc về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng - gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực - gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc. Cùng với tác phẩm Đội quân Trung Quốc thầm lặng và Tương lai Trung Quốc, 03 tác phẩm này đã cho độc giả nhìn thấy một Trung Quốc

***

Tư bản thân hữu từng là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Ngày nay, cụm từ này được biết tới nhiều nhất tại những quốc gia đang phát triển, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Không có gì phải tranh luận tiếp khi khẳng định: Tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực. Nó cũng là nguyên nhân của bất ổn chính trị, tạo ra bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, thăng tiến cũng như phân bổ lợi ích và hơn thế, nó cổ vũ, đồng thời là chỗ dựa cho những thế lực muốn mafia hóa quyền lực Nhà nước.
Cuốn sách này sẽ nói rõ hơn với bạn đọc về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng - gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực - gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc. Vì thế, nó có giá trị tham khảo rất tốt cho những nước như Việt Nam, vốn có nhiều tương đồng trong mô hình và triết lý phát triển với Trung Quốc.
| Trong bối cảnh Đảng ta đang mạnh mẽ phát động chiến dịch chống tham nhũng, kiên quyết loại trừ lợi ích nhóm dưới mọi hình thức, quy mô và sắc thái, thì việc đọc kĩ lưỡng cuốn sách này thiết nghĩ là việc rất bổ ích. Bản thân tên gọi của cuốn sách: Tư bản thân hữu Trung Quốc, đã là lời nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm tương tự mà chúng ta cũng đang đối mặt ngày ngày và nhất định phải bị loại trừ. Nói khác đi thì cuốn sách, ở một khía cạnh nào đó, có giá trị như một lời cảnh tỉnh trực tiếp đến tất cả chúng ta.
Với nhận thức ấy và với trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước, chúng tôi quyết định xuất bản cuốn sách này và mong nó đến tay nhiều bạn đọc.
Chúng tôi đã cố gắng ở mức cao nhất trong khâu biên tập. Tuy nhiên, có một số khái niệm, một vài hiện tượng được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, có thể vẫn khiến một số bạn đọc khó chịu. Chúng tôi giữ nguyên và tôn trọng tác giả chứ không hẳn tìm thấy ở đó sự tương đồng về nhận thức.
| Nhà xuất bản xin hoan nghênh và chân thành tiếp nhận mọi góp ý, phê bình bằng tinh thần cầu thị cao nhất.

NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN

***

Tham nhũng ở các địa phương và các ngành đan xen nhau; các vụ tham nhũng thông qua cấu kết ngày càng tăng; lạm dụng chức chồng chéo lạm dụng quyền; tràn lan đổi quyền lấy quyển, đổi quyền lấy tiền, và đổi quyền lấy tình dục; cấu kết giữa quan chức với doanh nhân xen kẽ cấu kết giữa cấp trên với cấp dưới; cách thức chuyển lợi cho nhau được che đậy và biến hóa.

- Tập Cận Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2014 .

Ông nêu một cách sinh động các triệu chứng tham nhũng trên sau khi nghe báo cáo của các đoàn kiểm tra được cử đi điều tra hành vi sai trái của quan chức cấp cao ở các tỉnh trong năm 2014. Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng dữ dội nhất trong thời kỳ sau Mao để loại những kẻ thối nát ra khỏi đảng - đồng thời - như một số ý kiến - thanh trừng đối thủ của ông. Hàng chục ngàn quan chức đảng và chính quyền, kể cả hàng chục “hổ” (quan chức cấp tỉnh hay cấp bộ) , đã bị tống giam. Dù không chắc liệu nỗ lực của ông có cứu được CCP, các khía cạnh khủng khiếp của nạn cướp bóc, đồi trụy, và cực kỳ vô pháp lộ ra trong chiến dịch này đủ để xác nhận, dù với bằng chứng thực nghiệm mới mẻ hơn, quan điểm phổ biến là, thay vì xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình, công cuộc hiện đại hóa của nước này đã tạo ra một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu tham tàn, những đặc điểm quan trọng của nó được tóm tắt trong nhận xét vắn gọn trên của Tập.

Để hiểu được chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Trung Quốc đã trở nên dã man, lan tràn và gốc sâu rễ bền tới mức nào, chúng ta chỉ cần nhìn những con hổ và đồng bọn của chúng đã bị hạ gục trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tập. Điển hình nhất là Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên ban thường vụ bộ chính trị chịu trách nhiệm về nội an và rõ ràng là con hổ lớn nhất bị hạ. Vụ án kết tội Chu, với án tù chung thân vào năm 2015 sau một phiên tòa bí mật, đáng chú ý không chỉ vì truy tố một nhà lãnh đạo tầm cỡ hàng đầu đã thực sự phá vỡ luật ngầm không bỏ tù các ủy viên thường vụ bộ chính trị về tội tham nhũng trong thời sau Mao, mà còn vì mạng lưới tham nhũng Chu và người nhà của ông đã cùng nhau thiết lập cho thấy điều Tập gọi là quan hệ “cấu kết giữa quan chức với giới kinh doanh và cấu kết giữa cấp trên với cấp dưới.” Trước khi thăng tiến vào thường vụ bộ chính trị trong năm 2007, Chu từng là người đứng đầu Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất nước) , bí thư Tứ Xuyên, và bộ trưởng bộ công an. Ngoài việc củng cố thế lực của mình trong CCP, mạng lưới rộng lớn những kẻ trung thành của Chu - tám quan chức cấp bộ và cấp tỉnh cùng hàng chục quan chức cấp cục và cấp địa khu (dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện) - rất thiết yếu đối với các dự án kinh doanh phát đạt của người nhà ông ta. Theo một điều tra của Caixin (Tài Tân) , một tờ báo kinh tế tài chính rất có uy tín, hai em trai và em gái của ông sở hữu một đại lý xe Audi, mỏ ở Tứ Xuyên và Tân Cương, các dự án bất động sản ở Tứ Xuyên, một doanh nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) , và một công ty phân phối một loại rượu nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Chu Bân, con trai cả của Chu, chuyên dàn xếp các hợp đồng của CNPC và mua rẻ tài sản của tập đoàn dầu khí khổng lồ này. Chỉ | trong một phi vụ, hắn đã bán một mỏ dầu mua của CNPC 10 triệu nhân dân tệ (NDT) cho một nhà kinh doanh tư nhân với giá 500 triệu NDT.

Trong số các đối tác kinh doanh của Chu Bân, Liu Han, trùm tội phạm bị xử tử vì tham gia vào nhiều vụ giết người sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, đặc biệt đáng lưu ý. Liu, trùm khai thác mỏ ở Tứ Xuyên nắm giữ một tập đoàn đã niêm yết có tài sản hơn 40 tỷ NDT, đã trả cho Chu Bân 20 triệu NDT trong năm 2004 để mua một dự án du lịch chưa triển khai có giá thị trường hợp lý dưới 6 triệu NDT. Liu phải mang ơn gia đình Chu. Nhất là, chính Chu Vĩnh Khang, bí thư Tứ Xuyên, đã đưa tên hắn ra khỏi danh sách các tên trùm xã hội đen Bộ Công an chuẩn bị bắt giữ trong năm 2001.1 Về sau, hóa ra món lợi Liu trao cho Chu Bân đã được đền đáp trọn vẹn - và hơn thế nữa. Năm 2006, Chu Bân đã giúp hắn được các cơ quan chính quyền Tứ Xuyên cấp phép xây dựng ba trạm thủy điện và được các ngân hàng nhà nước cho vay 600 triệu NDT. Không lâu trước khi bị bắt vào tháng 3 năm 2013, Liu đã bán công ty năng lượng của mình với giá 1,7 tỷ NDT. Trong số những người có quan hệ với Chu Vĩnh Khang, kỳ lạ nhất là Cao Ung Chính, gã thầy bói riêng của Chu được cho là có khả năng thần bí. CCP cáo buộc Chu đã trao cho Cao những tài liệu tuyệt mật ở cơ quan, và điều tra của Caixin cho thấy một công ty do Cao sở hữu đã trở thành đối tác trong một liên doanh dầu khí với một công ty con của CNPC. Cuối năm 2012, công ty của Cao có lợi nhuận chưa phân phối 1,1 tỷ NDT. Trong bản án của Chu vào tháng 6 năm 2015, tòa án cáo buộc vợ và con trai cả của Chu nhận hối lộ trị giá 129 triệu NDT từ bốn doanh nhân và báo lại cho Chu sau đó, đồng thời kết tội Chu đã sử dụng quyền hạn để giúp Chu Bân, anh trai hắn, một người cháu, Cao, và một nữ doanh nhân thu lợi bất hợp pháp 2,136 tỷ NDT, gây thiệt hại cho nhà nước 1,486 tỷ NDT5
Vụ án gia đình Chu có thể là đặc biệt, nhưng không phải là ngoại lệ. Như vụ án của Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng đầy quyền lực của bạn chấp hành trung ương CCP và là phụ tá lâu năm của Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư CCP từ 2002 đến 2012. Dù không thuộc nhóm của Chu, Lệnh lại phạm phải một sai lầm chết người vào tháng 3 năm 2012 khi nhờ Chu che đậy vụ tai nạn giao thông làm chết đứa con trai ăn chơi lái Ferrari của Lệnh, vụ bê bối trực tiếp dẫn đến việc ông ta bị cách chức vài tháng sau. Trong một vụ án riêng biệt khác xử Lệnh được chính thức bắt đầu vào 2014, đảng đã nhanh chóng triệt phá mạng lưới tham nhũng của Lệnh tại Sơn Tây, quê nhà của ông, với tám quan chức cấp tỉnh và hơn ba mươi quan chức cấp địa khu và cấp cục bị bắt giữ. Theo truyền thông, thành viên gia đình Lệnh đã tích lũy một tài sản khổng lồ. Em trai út của ông, Lệnh Hoàn Thành, chủ sở hữu một công ty quản lý đầu tư, kiếm được 1,2 tỷ NDT từ các khoản đầu tư gặp thời trong các doanh nghiệp công nghệ cao và truyền thông (Lệnh Hoàn Thành trốn sang Hoa Kỳ sau khi anh trai bị cách chức). Chị dâu và cháu trai của bệnh sở hữu một công ty quảng cáo và quan hệ công chúng thành đạt giành được các hợp đồng của Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và World Expo Thượng Hải 2010, Vợ Lệnh là chủ sở hữu hợp pháp của nhiều công ty truyền thông và Internet. Nếu Lou Zhongfu không cố lấy lòng phe cánh gia đình Lệnh bằng cách bỏ ra 10 triệu NDT - gần như toàn bộ vốn tiền mặt dự chi - cho một công ty khởi nghiệp Internet sở hữu chung với vợ của Lệnh, ông trùm bất động sản ở Chiết Giang này có lẽ đã được để yên trong cuộc thanh trừng Lệnh. Lúc đó, Lou đã nổi tiếng cả nước qua việc mua đội bóng rổ quân đội của quân khu Thẩm Dương vào năm 2005 và dựng phiên bản tháp Eiffel tại một trong những dự án bất động sản (không bao giờ hoàn thành) của hắn. Nhưng đặt cược sai cửa khiến Lou rốt cuộc vào tù. Trong một đất nước mà các thái tử (con của quan chức cấp cao) nắm quyền thống trị, chuyện của Lou là một câu chuyện đổi đời. Là công nhân xây dựng học chưa xong trung học, Lou nắm quyền kiểm soát một công ty xây dựng nhỏ thuộc sở hữu của hương (xã) vào năm 1984 và, trong làn sóng tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, đã biến nó thành công ty gia đình của hắn. Trong chừng hơn hai mươi năm, hắn đã xây dựng nó thành công ty tư nhân lớn thứ chín Trung Quốc, có 120.000 nhân viên và doanh thu 98,6 tỉ NDT (và lợi nhuận 6,49 tỷ NDT) trong năm 2014. Là một doanh nhân hiểu được giá trị của móc nối chính trị, Lou trả giá cao nhất để khuyến du hơn một trăm quan chức địa phương, từ bỏ địa vị cấp trung của họ hay nghỉ hưu. Danh sách các quan chức làm việc cho hắn có một cựu phó chánh án và một cựu chánh tòa dân sự ở tòa án cấp cao tỉnh Chiết Giang, một cựu chánh án tòa án cấp trung và một cựu chủ tịch của ủy ban chứng khoán Chiết Giang. Thành công chính trị lớn nhất của Lou ở Chiết Giang là trở thành bạn thân của Si Xinliang, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy có quyền lực rất lớn trong việc bổ nhiệm và đề bạt quan chức địa phương trong nhiệm kỳ tám năm của hắn (2001-2009). Không lâu sau khi Lou bị bắt giữ vào cuối 2015, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương của CCP (CCDI) đã bắt Si về tội nhận hối lộ và đổi quyền lấy tình dục - giống cáo buộc đối với Chu và Lệnh.”