Tuyển tập Tự Lực Văn Đoàn - Tập 3

Tác giả : Nhiều Tác Giả
  • Lượt đọc : 358
  • Kích thước : 7.29 MB
  • Số trang : 600
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 425
  • Số lượt xem : 1.956
  • Đọc trên điện thoại :
Tự lực văn đoàn ra đời vào khoảng những năm Ba mươi của thế kỷ XX, đẩy lên một phong trào văn học. Nhóm gồm một số nhà văn, nhà thơ, họa sĩ gần gũi nhau về nhưng chủ trương cách tân văn chương. Thành công của họ đã đánh dấu được một bước phát triển của nền văn học đương thời, cùng với phong trào Thơ Mới và dòng văn học hiện thực chủ nghĩa.

Trải qua nhiều năm tháng, có nhiều nhà phê bình, nghiên cứu, học giả đánh giá khác nhau trong những thời điểm khác nhau, cuối cùng thì những đóng góp về văn học của Tự lực văn đoàn cũng đã được thừa nhận.

Theo những tài liệu gần đây thì thành viên của Tự lực văn đoàn không nhiều. Nhóm gồm các nhà văn: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Trần Khánh Giư (Khái Hưng) ( sau này thêm Trần Tiêu); các nhà thơ: Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Tân Việt (Sau này thêm Xuân Diệu); về họa có Đông Sơn...

Lại có ý kiến rút gọn các thành viên theo kiểu Pléiade (Thất tinh đàn), gồm bẩy người tiêu biểu về văn chương, không có hội họa là: Nhất Linh, Khái Hưng,Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ và Xuân Diệu.. Mà quả thật, bẩy tác giả này đã trở thành những nhà văn nổi tiếng của thế kỷ XX.

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã từng xuất bản bộ Thơ Mới (gồm 16 tập), các tuyển tập của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... Lần này chúng tôi tiến hành ra mắt bạn đọc những tác phẩm tiêu biểu của những thành viên sáng tác của Tự lực văn đoàn. Tuyển tập sẽ gồm ba tập, in trọn các tác phẩm: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh, Con đường sáng của Hoàng Đạo; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chùng xuân, Gia đình của Khái Hưng, Đời mưa gió của Khái Hưng và Nhất Linh, Truyện ngắn chọn lọc của Thạch Lam; Thơ thơ, Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Mấy vần thơ của Thế Lữ và tuyển chọn thơ "Giòng nước ngược" của Tú Mỡ.

Mong rằng bộ tuyển tập này sẽ giúp bạn đọc thấy được những quan niệm của Tự lực văn đoàn về sự cách tân xã hội và văn học, thông qua các tác phẩm của các nhà văn chủ chốt của nhóm, thấy được những đóng góp của họ về nội dung tư tưởng trong bối cảnh xã hội đương thời và những cách tân của họ trong văn chương Việt Nam ở giai đoạn 1930 - 1945.

Bộ sách tuy chưa phải đã thật đầy đủ song chúng tôi nghĩ cũng đã tập hợp được những tác phẩm chính yếu để giới thiệu cùng bạn đọc.