Văn học di dân

Tác giả : Trần Lê Hoa Tranh
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 56.37 MB
  • Số trang : 350
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 130
  • Số lượt xem : 800
  • Đọc trên điện thoại :
Việc dịch, xuất bản và nghiên cứu về văn học di dân gần đây đã được tiến hành nhưng chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống. Nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ di dân đã được dịch, giới thiệu, và đoạt giải của Hội Nhà văn Việt Nam như Thuận, Linda Le, Đoàn Minh Phượng, Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Việt Linh, Miêng, Mai Ninh,… Một số nhà nghiên cứu như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Thanh Sơn, Lý Lan, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huệ Chi,… được các tổ chức phi chính phủ tài trợ sang Hoa Kỳ nghiên cứu về văn học di dân; khi về nước các nhà nghiên cứu này đã công bố một số bài báo, bài phỏng vấn trên các báo, tạp chí. Cũng đã có một số công trình, các luận án, luận văn, khóa luận, nghiên cứu khoa học làm về Linda Le, Thuận, về văn học di dân Việt Nam ở các khu vực như các bài viết của Lê Hoài Nguyên, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Quang Trung, Đỗ Minh Tuấn, Đặng Tiến,… luận án của Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Vũ Thị Hạnh, luận văn của Đỗ Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Kim Trang, Thái Thị Thu Thắm, Nguyễn Thị Phương Trinh, Trần Thị Thơm,… Nhưng nghiên cứu về văn học di dân tại Hoa Kỳ thì chưa có công trình hệ thống nào. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu rộng và sâu về văn học di dân nói chung, văn học di dân tại Hoa Kỳ nói riêng, vì đây là một phần không thể tách rời của văn học dân tộc và nên chăng cần được đưa vào những tuyển tập văn học trong tương lai.

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, những đóng góp của cộng đồng người Việt đối với đất nước trên các lĩnh vực. Vì thế, tìm hiểu về văn học di dân Việt Nam nói chung, về các nhà văn nữ người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng cũng góp phần vào những nghiên cứu đó, đồng thời là một động thái cho thấy chính sách đoàn kết dân tộc, thiện chí hòa hợp của nhà nước ta. Thông qua đó, giới thiệu một phần nhỏ những hoạt động của các nhà văn tại nước ngoài, mở ra cái nhìn mới và toàn diện về văn học di dân, thúc đẩy việc tìm hiểu về cộng đồng di dân ngày càng sâu sắc hơn