Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm - Đà Nẵng

Tác giả : Arlo Griffiths
  • Lượt đọc : 162
  • Kích thước : 5.64 MB
  • Số trang : 553
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 108
  • Số lượt xem : 1.132
  • Đọc trên điện thoại :
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (BTC) đang bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập hiện vật quý hiếm bao gồm những kiệt tác tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của nghệ thuật Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.

Riêng bộ sưu tập văn khắc của BTC có một giá trị đặc biệt với các loại hình văn bia niên đại sớm, như văn khắc Mỹ Sơn thế kỷ VII, cho đến các loại hình niên đại muộn, như văn bia Drang Lai, thế kỷ XV. Nội dung văn bia đa dạng, hoặc là những bài tụng ca dâng cúng thần linh hoặc chỉ một con chữ để làm ký hiệu cho việc lắp ghép các bộ phận của một đài thờ đồ sộ như đài thờ Mỹ Sơn E1 hoặc đài thờ Đồng Dương hiện đang trưng bày tại bảo tàng. Trước nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện bộ sưu tập văn bia của BTC để phục vụ đông đảo công chúng ngoại trừ một vài bản dịch rải rác trong các tài liệu chuyên môn.

Lần này, được sự ủng hộ của các cơ quan thẩm quyền của thành phố Đà Nẵng cùng với nhiệt tâm của nhóm chuyên gia Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), bộ sưu tập văn bia của BTC đã được khảo cứu một cách tường tận. Tập sách này - một công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về văn bia tại BTC - là thành quả sau ba năm hợp tác của các chuyên gia EFEO, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Đại học Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh) và BTC.

Chúng tôi rất vui mừng khi tập sách này đến tay độc giả và tin tưởng rằng nó sẽ góp phần mở một cánh cửa để hiểu sâu sắc hơn về nền văn minh Chămpa vốn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.

Ngày 4/5/2012 Võ Văn Thắng

Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Foreword

The Museum of Cham Sculpture at Đà Nẵng (MCS) treasures a big collection of Cham artefacts including masterpieces illustrating the phases of evolution of Champa art from the 7th to the 15th century.

Among these Cham artefacts, the collection of inscriptions deserves special attention. They include early dated examples, such as the 7th century stela inscription from Mỹ Sơn part of the permanent exhibition, as well as some examples from the latest period of intensive production of inscriptions in Champa, such as the stela from Drang Lai, dating from the 15th century. They range from extensive eulogies of the gods and kings to single characters used as signs for the composition of the elaborate pedestals of Mỹ Sơn E1 and Đồng Dương, which have central positions in the permanent exhibition. Some of them had been deciphered and translated for research purposes, but the collection of inscriptions has never been studied and made accessible for the public as a whole.

With the support of the Đà Nẵng City authorities and the engagement of a team from the École française d’Extrême- Orient (EFEO), it has been possible for us to investigate all the inscriptions in the MCS in a comprehensive way. This book, containing the first ever complete study of the inscriptions of Champa preserved at Đà Nẵng, is a fruit of three years of collaboration of the experts from EFEO and from the Center for Vietnamese and Southeast Asian Studies (Vietnam National University in Hồ Chí Minh City) with the MCS.

I am happy that this book is now in the hands of readers and strongly believe that it will open a door to better understanding the Champa civilization, which still holds so many mysteries.
4 May 2012

Võ Văn Thắng

Director, Đà Nẵng Museum of Cham Sculpture