Vạn Pháp Quy Tông

Tác giả : Lý Thuần Phong
  • Lượt đọc : 1.223
  • Kích thước : 7.07 MB
  • Số trang : 324
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 1.247
  • Số lượt xem : 4.862
  • Đọc trên điện thoại :
Dân tộc Trung Hoa sừng sững tọa lập ở phương Đông thế giới đã tạo ra một nền văn hóa Trung Quốc rực rỡ và huy hoàng. Với một phong cách đặc trưng riêng, nó đã cấu thành nên hệ thống văn hóa của phương Đông, cùng với nền văn hóa Cổ Hy Lạp và Cổ Ha Mã trong hệ thống văn hóa của phương Tây tạo thành thế chân vạc và đã có những cống hiến to lớn đối với nền văn hóa chung của thế giới.

Ngày nay, một dân tộc vừa cổ kính, lại vừa trẻ trung của chúng ta đang bước những bước dài hướng tới kỷ nguyên lịch sử mới. Trên thế giới, những quốc gia đang trong thời kỳ quá độ vật chất hóa, một lần nữa lại mang những mới mẻ của nó hòa nhập với văn minh cổ điển và một lần nữa lại khai thác những đại nghĩa tinh thâm vốn có. Đối với văn hóa Trung Quốc, chúng có thể tưởng tượng rằng sẽ đi từ các tầng thứ, các góc độ để tìm hiểu sự sâu sắc, huyền bí trong nó, chẳng hạn có rất nhiều các phương diện như văn hóa khu vực, văn hóa dân tộc, văn hóa khảo cổ học, văn hóa đạo đức tôn giáo, khoa học công nghệ...Rồi tiến hành giải quyết di sản văn hóa của chúng ta, miêu tả nên diện mạo chân thực của nó, phát huy truyền thống ưu tú của nó, bình luận công tội nghìn thu của nó, quy hoạch tiền trình rực rỡ của có. Tạo nên một sứ mệnh mệnh lịch sử nghiêm túc nhưng lại có sức hấp dẫn lớn đang đặt ra trước mắt chúng ta.

Văn hóa Đạo giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành của văn hóa Trung Quốc. Nguồn xa chảy mãi, trong dòng chảy lịch sử, nó đã đóng vai trò của một nhân vật khá quan trọng. Trong văn hóa Đạo giáo, đã bảo tồn một lượng lớn truyền thuyết thần thoại, tư liệu lịch sử, sự kết hợp chặt chẽ của ngôn ngữ, văn tự (như trong phù chủ, đã bảo tồn rất nhiều triện văn, có loại bùa là sự diễn hóa của triện văn mà thành). Bản thân văn hóa Đạo giáo cũng hình thành nên rất nhiều hình thức đa dạng trong quá trình lưu truyền, như có các nghi thức trai tiếu, vẽ bùa niệm chú, dưỡng khí luyện công, tượng than trong cung quán, truyền thống thần tiên... muôn hình muôn vẻ. các Đương nhiên việc nghiên cứu Đạo giáo phải là sự dung hợp và kết tinh của tư tưởng và triết học. Cần phải mang những lý luận của Đạo giáo về vũ trụ, xã hội, con người và các nghi thức của nó như kết cấu thần phả, trai tiếu, chúc chú, phù lục, thuật kiện thân, luyện đan tổng hợp lại. Như vậy, chúng ta có thể thấy, tông giáo sở dĩ là tông giáo là vì nó không phải chỉ có tư tưởng, mà còn có các nghi thức, phương pháp, thần phả và các quan niệm tôn giáo có sức hấp dẫn trong đó. Chúng ta cần phải khai thác nhiều hơn những nội dung này.