Viên Mỡ Bò

Thể loại: Truyện Ngắn ;Truyện
Tác giả : Guy de Maupassant
  • Lượt đọc : 410
  • Kích thước : 0.27 MB
  • Số trang : 53
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 131
  • Số lượt xem : 2.288
  • Đọc trên điện thoại :
Viên Mỡ Bò (tiếng Pháp: Boule de Suif) (còn được dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch là Thùng Nước Lèo) là một truyện ngắn của Guy de Maupassant, được viết vào năm 1879. Truyện ngắn này được công bố lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1880 khi Guy de Maupassant đọc cho bạn bè thuộc "nhóm Médan" nghe. Sau đó nó được xuất bản trong tập truyện ngắn mang tên Les Soirées de Médan (Những buổi tối của Médan) vào 15 tháng 4 năm 1880.

Tên "Viên Mỡ Bò" là được dịch sát nghĩa từ Boule de Suif sang tiếng Việt. Trong tiếng Pháp, boule de suif được dùng để chỉ các cô gái mũm mĩm.

***

Trong vùng bị quân Đức chiếm đóng có một nhóm người muốn thoát ra đến vùng do Pháp kiểm soát vì lý do riêng. Họ cùng xin được giấy phép, thuê chung một chuyến xe ngựa và cuộc khởi hành được ấn định vào một buổi sớm mùa đông. Cuộc hành trình gồm 10 người, trong đó có 3 cặp vợ chồng (một thương nhân giàu có, một chủ nhà máy, và một quý tộc), hai nữ tu và hai người thuộc thành phần "đặc biệt": một cô gái giang hồ to béo nhưng xinh đẹp có biệt danh là "Viên Mỡ Bò" và "nhà dân chủ" Cornudet. Trong chiếc xe ngựa chật hẹp như vậy cũng tạm chia thành mấy đẳng cấp. Kẻ có tiền nghiễm nhiên được xem là đầy đủ đạo đứcvà đáng kính nhất là 3 cặp vợ chồng; và hai nữ tu sĩ trở thành một thứ giai cấp (vì đặc điểm hoàn cảnh xã hội của truyện lúc bấy giờ thì giai cấp tăng lữ của nhà thờ Thiên chúa giáo luôn được tôn trọng). Còn tầng lớp thấp nhất là "nhà dân chủ" và cô gái giang hồ Viên Mỡ Bò. Vì hoàn cảnh xuất thân và nghề nghiệp nên Viên Mỡ Bò luôn chịu sự dè bỉu khinh bỉ của người, nhưng cô là người có bản lĩnh nên sau đó không ai dám nói gì cô...

Cuộc hành trình gặp nhiều khó khăn hơn so với dự định: đường xa, vắng bóng hàng quán khiến mọi người bụng đói cồn cào. Không ai chuẩn bị gì cho tình huống bất ngờ này. Vốn lo xa, chỉ có Viên Mỡ Bò là người duy nhất có lương thực trong xe. Cô ngần ngại không dám mời ai vì sợ mọi người vẫn còn định kiến với mình. Sau cùng vì quá đói, có người ngất xỉu. Họ đành chấp nhận lời mời của cô gái giang hồ hèn kém, và chưa bao giờ người ta thấy một "thế giới cộng đồng" hoàn chỉnh như vậy bên cạnh giỏ đồ ăn của cô gái vốn bị khinh rẻ này.



Chuyến xe bị chặn lại tại đồn lính Đức. Tên sĩ quan trưởng đồn từng nghe tiếng về vẻ đẹp của Viên Mỡ Bò, hắn ra điều kiện, nếu Viên Mỡ Bò bằng lòng qua một đêm với hắn thì mọi người tiếp tục lên đường. Trong đêm ở quán, Nhà dân chủ đã có ý ve vãn cô nhưng cô kiên quyết từ chối vì không thể nào làm nhục đất nước bằng cách hành nghề bên cạnh quân thù. Là cô gái giang hồ nhưng cô có ý thức về sĩ diện đất nước và không ưa gì quân Đức, Viên Mỡ Bò kiên quyết cự tuyệt. Đoàn người tiếp tục bị giữ lại và họ đổ lỗi cho cô, rồi tìm lời ngon ngọt thuyết phục cô, "bằng gương hy sinh của các nữ anh hùng" đã "không tiếc thân mình" để phá quân thù, Viên Mỡ Bò cũng muốn được đi nên bằng lòng. Sáng hôm sau, đoàn người được phép lên đường. Nhưng họ đổi thái độ với cô, xem cô như một kẻ nhơ nhuốc giữa những người lương thiện. Viên Mỡ Bò bối rối không kịp chuẩn bị gì cho cuộc hành trình xa xôi nên cô không còn gì để ăn. Ai cũng có đồ ăn và không ai mời đến cô kể cả hai nữ tu. Cô đói, khát, giá lạnh, trên tất cả là lòng căm phẫn trước sự bạc bẽo xảo trá của "bọn người lương thiện đểu cáng". Cô bật khóc nức nở trong khi Nhà dân chủ đã ăn no, vui vẻ, huýt sáo vu vi bài quốc ca Pháp và từng giai điệu hòa lẫn trong tiếng khóc tức tưởi của cô gái giang hồ.

***
Henri René Albert Guy de Maupassant (1850–1893) là nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng người Pháp.

Guy de Maupassant sinh tại vùng Normandie ở miền bắc nước Pháp, trong một gia đình giàu có.

Cha mẹ Maupassant ly thân năm ông lên mười một tuổi, và bà mẹ đã một mình nuôi dạy con. Từ ảnh hưởng ấy, bà đã trở thành nhân vật nữ trong rất nhiều câu chuyện của ông. Maupassant được gửi đến trường nội trú ở Yvetot vì bản tính bất trị, hay nổi loạn. Ông từng học ở trường Phổ thông cao đẳng tại Rouen và được bằng Cử nhân Văn chương. Sau khi tốt nghiệp, Maupassant gia nhập quân đội và tham gia Chiến tranh Pháp–Phổ (1870–1871).

Năm 1871, ông đến Paris làm một viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân. Từ năm 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục. Cuộc đời làm viên chức nhỏ kéo dài khá lâu, đã để lại nhiều dấu ấn trong tư tưởng và sự nghiệp của ông, góp phần quan trọng vào việc hình thành "hình tượng con người bé nhỏ" - một kiểu nhân vật văn học quan trọng sẽ ra đời vào cuối thế kỷ 19 và thịnh hành suốt nửa đầu thế kỷ 20.




Với những khó khăn dồn dập, Maupassant ngày càng trở nên bi quan đến nỗi bị chứng nhức đầu kinh niên không dứt, chỉ có thể làm dịu cơn đau bằng cách hít ether. Việc lạm dụng ether đã gây cho ông nhiều ảo giác và cuối cùng Maupassant bị sụp đổ tinh thần hoàn toàn. Rồi ông trở nên giàu có, và chi tiêu bừa bãi vào thú ăn chơi. Nhưng sau thời gian này, ông trở nên tuyệt vọng, vào năm 1892 tự tử nhưng được cứu sống.

Sau đó Maupassant bị giam trong dưỡng trí viện tư nhân Doctor Blanche tại Passy, Paris.

Maupassant mất ngày 6 tháng 7 năm 1893, chỉ vừa 42 tuổi, trong thời kỳ thứ ba của bệnh giang mai, căn bệnh đã kết liễu cuộc đời của nhà văn.

Tiểu thuyết
Một cuộc đời (Une vie, 1883)
Anh bạn đẹp (Bel-Ami, 1885)
Mont-Oriol (1887)
Pierre et Jean (1888)
Fort comme la Mort (1889)
Notre Coeur (1890)
Truyện ngắn
Viên mỡ bò (Boule de Suif, 1880)
La Maison Tellier (1881)
Une partie de campagne (1881)
Cô Fifi (Mademoiselle Fifi, 1882)
Contes de la Bécasse (1883)
Au soleil (1884)
Clair de Lune (1883)
Les sœurs Rondoli (1884)
Yvette (1884)
Miss Harriet (1884)
Adieu (1884)
Monsieur Parent (1885)
Contes du jour et de la nuit (1885)
La Petite Roque (1886)
Toine (1886)
Le Horla (1887)
Sur l'eau (1888)
Le Rosier de madame Husson (1888)
L'héritage (1888)
La Main gauche (1889)
Histoire d'une fille de ferme (1889)
La vie errante (1890)
L'Inutile beauté
Le père Millon (1899, sau khi chết)
Le colporteur (1900)
Les dimanches d'un bourgeois de Paris (1900)
Bố của Simon (Le Papa de Simon)
La Ficelle (1883)
La Légende du Mont St Michel (1882)
Kịch
Histoire du vieux temps (1879)
Musotte (1890)
La paix du ménage (1893)
Une répétition (1910)
Phê bình
Émile Zola (1883)
Étude sur Flaubert (1884)
Mời các bạn đón đọc Pierre Và Jean của tác giả Guy de Maupassant.
***

Ông Carê Lamađông suy nghĩ rất nhiều. Mặc dầu ông là kẻ cuồng nhiệt tôn sùng các tướng sĩ lừng lẫy chiến công, lương tri của bà nông dân này làm ông nghĩ rằng ngần ấy cánh tay nhàn rỗi, vì vậy trở nên tốn kém, ngần ấy sức lực cứ để cả vào những công trình công nghiệp lớn cần phải hành thế kỷ mới hoàn thành thì sẽ làm cho một nước thịnh vượng biết chừng nào!

Nhưng Loadô rời chỗ ngồi, đi lại nói chuyện thầm thì với chủ quán. Lão to béo phá ra cười, phát ho và khạc nhổ.Cái bụng to tướng của lão cứ khoái trá rung lên vì những câu nói đùa của người bạn ngồi bên, và lão đặt mua ngay của hắn sáu thùng nhỏ rượu vang đỏ cho vụ xuân, khi nào bọn Phổ cuốn xéo.

Ai nấy đều mỏi mệt rã cả nên bữa tối vừa xong, mọi người đi ngủ ngay.

Nhưng Loadô, vì đã để tâm quan sát mọi chuyện, nên sau khi đưa vợ đi nằm, liền lúc thì áp tai, lúc thì dán mắt vào lỗ khóa để cố khám phá cho ra cái mà hắn gọi là “những bí mật của hành lang”.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, hắn nghe có tiếng sột soạt, vội liếc mắt thật nhanh và thấy Viên Mỡ Bò trông càng thêm mập mạp trong chiếc áo choàng Casơmia màu lam viền đăng-ten trắng. Cô ta cầm một đĩa đèn nến đi về phía “con số lớn”(17) ở cuối hành lang. Nhưng một cánh cửa bên hé mở ra, và vài phút sau khi cô ta trở lại thì Cornuyđê đã cởi bỏ áo ngoài, đi theo cô ta liền. Hình như Viên Mỡ Bò kịch liệt chống cự không cho Cornuyđê vào phòng mình. Tiếc thay Loadô không nghe rõ lời nói nhưng cuối cùng, vì họ cất cao giọng lên, hắn ta cũng lõm bõm được vài câu. Cornuyđê ra sức khẩn nài. Y nói:

- Kìa, cô ngốc thật, chuyện đó có làm cô mất gì đâu cơ chứ?

Cô ta có vẻ tức giận và trả lời:

- Không, anh ạ, có những lúc không thể làm được chuyện ấy với lại, ở đây làm thế sẽ là một điều sỉ nhục.

Y hẳn không hiểu, nên y hỏi tại sao. Thế là cô ta nổi nóng, càng nói to hơn:

- Tại sao? Anh không hiểu tại sao à? Trong khi bọn Phổ ở ngay trong nhà, không biết chừng ở ngay phòng bên cạnh ư?
...