Vững tâm bền chí ắt thành công - sức mạnh của đam mê và kiên trì

Tác giả : Angela Duckworth
  • Lượt đọc : 9
  • Kích thước : 54.33 MB
  • Số trang : 323
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 428
  • Số lượt xem : 1.863
  • Đọc trên điện thoại :
Từ nhỏ tới lớn, tôi đã nghe đến hai chữ thiên tài rất nhiều lần.
Cha tôi chính là người luôn nhắc đến từ đó. Ông thích nói đi nói lại: “Con biết không, con không phải là thiên tài!” Lời khẳng định này có thể xuất hiện giữa bữa tối, trong khoảng thời gian quảng cáo của bộ phim The Love Boat (tạm dịch: Con thuyền tình yêu), hoặc sau khi ông thả người xuống ghế sô-pha với tờ Wall Street Journal trên tay.
Tôi không nhớ mình đã đáp lại như thế nào. Có lẽ tôi đã giả vờ không nghe thấy.
Những suy nghĩ của cha thường xoay quanh thiên tài, tài năng và ai giỏi hơn ai. Ông rất quan tâm đến trí tuệ bản thân. Ông cũng lưu tâm đến trí tuệ của các thành viên trong gia đình.
Tôi không phải là vấn đề duy nhất. Cha cũng không nghĩ anh trai và em gái tôi là thiên tài. Theo tiêu chuẩn của ông, không ai trong chúng tôi sánh được với Einstcin cả. Đây rõ ràng là nỗi thất vọng lớn. Ông lo lắng tri tuệ yếu kém sẽ cản trở chúng tôi trên con đường đi đến thành công.
Hai năm trước, tôi may mắn nhận được học bổng MacArthur Fellowship', còn được gọi là "Giải thưởng Thiên tài", Bạn không thể tự ghi danh ứng cử học bổng này. Bạn cũng không thể nhờ bạn bè hay đồng nghiệp đề cử. Thay vào đó, một hội đồng kín bao gồm những người đứng đầu lĩnh vực mà bạn đang tham gia sẽ quyết định dựa trên sự đóng góp và tính sáng tạo của bạn trong công việc.
Khi nhận được cuộc điện thoại bảo thông tin ngoài mong đợi này, cảm xúc đầu tiên của tôi là biết ơn và vô cùng ngạc nhiên. Sau đó, tôi nghĩ đến cha và những lời ông từng tiên đoán về tiềm năng trí tuệ của tôi.
Từ lúc nhận cuộc gọi của MacArthur cho đến khi giải thưởng được chính thức công bố là khoảng một tháng. Ngoài chồng mình, tôi không được phép kể chuyện này với bất kỳ ai. Điều đó đã cho tôi thời gian suy nghĩ về khía cạnh hài hước của sự việc. Một cô gái bị mặc định không phải là thiên tài lại đoạt được giải thưởng vốn chỉ dành cho thiên tài. Giải thưởng đó được trao cho cổ bởi cô đã phát hiện ra những gì chúng ta sẽ đạt được có thể phụ thuộc nhiều vào niềm đam mê và sự kiên trì, chứ không chỉ dựa vào tài năng thiên bẩm. Cô đã có bằng Tiến sĩ từ một số ngôi trường danh giả, nhưng hồi học lớp 3, cô lại không thể vượt qua bài kiểm tra đầu vào của một chương trình tài năng. Cha mẹ cô là người Trung Quốc nhập cư, song cô lại không hề được dạy bảo về sự kiên trì trong công việc. Ngược với khuôn mẫu của các bậc thiên tài, cô cũng không biết chơi piano hay violon.
Buổi sáng ngày chính thức công bố giải thưởng MacArthur, tôi đi bộ sang nhà cha mẹ. Cha mẹ đã biết tin và vài cô chủ cũng liên tục gọi điện chúc mừng. Cuối cùng, khi điện thoại ngừng reo, cha quay sang tôi và nói: “Cha tự hào về con.”
Mặc dù có rất nhiều điều muốn đáp lại, song tôi chỉ nói: “Cảm on cha."
Nhắc lại quả khử cũng không còn nghĩa lý gì. Tôi biết ông đã rất tự hào về tối.
Tuy nhiên, một phần trong tôi vẫn muốn quay về tuổi thơ, khi tôi còn là một cô bé. Tôi sẽ nói với ông về những suy nghĩ của mình.
Tôi sẽ nói: “Cha, cha nói con không phải là thiên tài. Con không tranh luận về liêu đỏ, Cha biết nhiều người thông minh hơn con." Tôi có thể tưởng ượng ra cái gật đầu đồng ý.
“Nhưngcha hãy để con nói vài điều. Con đang dần yêu thích công việc của mình, cũng giống như tình yêu của cha với công việc vậy. Con không chỉ có công việc; con còn có lý tưởng nữa. Con sẽ thách thức bản thân mỗ ngày. Khi gục ngã, con sẽ đứng dậy. Con có thể không phải người thông minh nhất nhưng con sẽ nỗ lực trở thành người bền bị nhất.”
Và nếu ông vẫn lắng nghe, tôi sẽ nói: “Về lâu dài, tính bền bỉ có thể quan trọng hơn tài năng”
Những năm sau đó, tôi đã tiến hành thu thập bằng chứng khoa học để chứng minh quan điểm này. Còn nữa, tôi cũng biết tính bền bỉ có thể thay đổi được, không cố hữu và tôi có bằng chứng chứng minh chúng ta có nể nuôi dưỡng phẩm chất này.
Cuốn sách này tóm tắt mọi điều tôi đã học được về tinh bền bỉ.
Khi hơn thành cuốn sách, tôi đã đến thăm cha. Trong nhiều ngày liên tục, tôi đọc cho ông nghe từng dòng, từng chương. Ông đã phải chiến đấu chống lại căn bệnh Parkinson trong suốt một thập kỷ qua, tôi kông chắc ông hiểu được bao nhiêu. Tuy nhiên, ông vẫn chăm chú lắng nghe và khi tôi đọc xong, ông đã nhìn tôi. Sau một lúc tưởng chừng vô tận, ông khẽ gật đầu và mỉm cười.