Bài tập Hoá Lý

Thể loại: Hoá Học ;Vật Lý
Tác giả : Mai Hữu Khiêm
  • Lượt đọc : 229
  • Kích thước : 8.64 MB
  • Số trang : 26
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 116
  • Số lượt xem : 1.702
  • Đọc trên điện thoại :
Cũng như nhiều môn học khác, BÀI TẬP HÓA LÝ là một khâu quan trọng phục vụ cho việc học tập, nắm vững lý thuyết của môn học HÓA LÝ. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập môn Hóa Lý, cán bộ giảng dạy bộ môn Công nghệ Hóa lý Trường ĐHBK - ĐHQG TPHCM đã hợp tác soạn quyển BÀI TẬP HÓA LÝ này, chọn lựa các bài tập sát với chương trình đào tạo với vai trò của môn học cơ sở cho các ngành Hóa kỹ thuật, Thực phẩm, Kỹ thuật sinh học, Vật liệu, Vật liệu xây dựng v.v.. Tùy thuộc vào chương trình đào tạo của các chuyên ngành với mức độ chuyên sâu khác nhau, các thầy, cô có thể chọn lựa các bài tập, và ví dụ thích hợp để giới thiệu, hưởng dẫn sinh viên tự giải.
Cuốn BÀI TẬP HÓA LÝ được phân thành 6 phần (mà không tách theo các chương nhỏ) nhằm giúp sinh viên có khái niệm tổng quát hơn trong ôn luyện phần lý thuyết có liên quan để giải bài tập tương ứng. Quyển sách được soạn bởi tập thể các tác giả:
ThS. Trần Mai Phương (phần 1 và 3),
ThS. Hoàng Khoa Anh Tuấn (phần 2),
TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (phần 4),
PGS.TS. Mai Hữu Khiêm chủ biên và các phần 5, 6).
Để tránh lặp lại chi tiết phần lý thuyết, trước khi giới thiệu bài tập mẫu qua dùng bài tập có lời giải chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt các phương trình quan trọng thường được dùng. Cuối các phần đều có đề bài tập tự giải. Riêng phần 6 (Hỏa keo) do có tính chất lý thuyết nhiều nên tác giả đưa thêm các câu hỏi có tính chất gợi ý, hướng dẫn để người học dễ khái quát được nội dung lý thuyết đã học. Hy vọng sách sẽ giúp ích nhiều cho sinh viên học theo hệ tín chỉ.
Các đại lượng được sử dụng trong cuốn sách chủ yếu tính theo hệ đơn vị quốc tế SI hay CGS, song đến nay theo thói quen nhiều tài liệu vẫn dùng các đơn vị thông dụng, nên chúng tôi cũng lồng vào sử dụng ở đây để học viên có thể linh hoạt chuyển đổi qua lại khi giải bài tập. Các lần tái bản sau có thể giảm dần các trường hợp này và sử dụng nhất quán hơn theo hệ quốc tế hiện hành.