Giáo trình cơ sở môi trường không khí

Tác giả : Phạm Ngọc Hồ
  • Lượt đọc : 104
  • Kích thước : 3.82 MB
  • Số trang : 125
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 36
  • Số lượt xem : 483
  • Đọc trên điện thoại :
Cơ sở Môi trường không khí là giáo trình được các tác giả giàu kinh nghiệm biên soạn trên cơ sở các bài giảng cho sinh viên ngành Môi trường ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội trong vòng 10 năm qua (kể từ khi Khoa Môi trường được thành lập năm 1995 – Khoa đầu tiên hình thành trong hệ thống đào tạo chính quy ngành Khoa học Môi trường ở nước ta). Nội dung của giáo trình không chỉ phản ánh những kiến thức cốt lõi của môn học theo Chương trình khung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua mà còn chứa đựng một số nội dung nâng cao, giúp sinh viên hiểu biết sâu, rộng về môi trường không khí. Vì vậy, giáo trình được sử dụng làm tài liệu chính thức trong giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành Môi trường thuộc các trường đại học trong hệ thống Đại học Quốc gia cũng như các trường dại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước.
Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1 và 2 trình bày về các thành phần của môi trường không khí và cấu trúc khí quyển như sự hình thành lớp khí quyển Trái Đất; cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng; các yếu tố khí tượng và quy luật biến đổi của chúng theo độ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình khuếch tán và lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí.
Chương 3 trình bày các nguồn phát thải gây ô nhiễm, bao gồm các nguồn tự nhiên và nhân tạo, cũng như các chất gây ô nhiễm dưới dạng hạt (bụi, sol khí) và các khí (SO,, CO, NO, O、, II,S v.v...). Đặc biệt, phương pháp mô hình hoa toán học để mô phỏng tính toán và dự báo quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong lớp biên khí quyển có xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, tầng kết nhiệt (độ ổn định của khí quyển) và địa hình được trình bày khá chi tiết, giúp bạn đọc hiểu được bản chất vấn đề và biết ứng dụng để giải quyết các bài toán thực tiễn về bức tranh phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí.
Chương 4 trình bày các khái niệm và định nghĩa liên quan đến các hiện tượng suy giảm tầng ôzôn, lỗ thủng ôzôn ở tầng bình lưu vùng cực, sự gia tăng nồng độ ôzôn trong tầng đối lưu; sự gia tăng khí nhà kính ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu; các hiện tượng mưa axit và lắng đọng axit gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước và các hệ sinh thái. Đây là những hiểm hoạ đã và đang diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân loại và thế giới sinh vật. Các chương trình hành động nhằm giảm thiểu các hiện tượng trên với quy mỏ quốc gia và toàn cầu cũng được phân tích kỹ trong chương này.
Cuối cùng, chương 5 đề cập đến 4 quan điểm và các nguyên tắc cơ bản trong hệ thống kiểm soát chất lượng không khí nhằm quản lý, bảo vệ môi trường không khí trong sạch đã và đang được áp dụng ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam.
Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi các khiếm khuyết, rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau giáo trình được cập nhật và hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Ban Biên tập sách Đại học Cao đẳng. Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
Các tác giả