Giáo trình thực vật học

Tác giả : Trần Thế Bách
  • Lượt đọc : 1
  • Kích thước : 23.36 MB
  • Số trang : 269
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 126
  • Số lượt xem : 1.463
  • Đọc trên điện thoại :
Nhận biết đúng và xác định được tên khoa học của thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra, thống kê nguồn tài nguyên thực vật. Muốn vậy, người làm công tác phân loại thực vật cần phải có kiến thức cơ bản về đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật, cũng như phân loại thực vật.
Cuốn giáo trình Thực vật học này được biên soạn cho sinh viên từ năm thứ 2 chuyên ngành Khoa học cây trồng, Lâm nghiệp, Sinh học, Công nghệ sinh học... Nội dung gồm 2 phần chính: (1)- Hình thái học thực vật, (2) Phân loại học thực vật. Hai phần này được biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, có bổ sung những thông tin cập nhật và kết quả nghiên cứu của chính nhóm tác giả.
Phần 1. Hình thái học thực vật gồm 2 chương: Chương 1. Cơ quan sinh dưỡng; Chương 2. Sự sinh sản của thực vật. Học xong chương này, sinh viên có thể nhận biết và mô tả được các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của một loài cây, làm cơ sở để giảm định tên khoa học của thực vật.
Phần 2. Phân loại học thực vật, gồm 3 chương: Chương 3. Nguyên lý phân loại và sự phân chia sinh giới, Chương 4. Thực vật bậc thấp, Chương 5. Thực vật bậc cao, Chương 6: Hệ thống phân loại ngành thực vật hạt kín. Sau khi học xong phần này, sinh viên có kiến thức tổng quát về sinh giới và hệ thống phân loại thực vật. Nhận biết được một số họ thực vật điển hình. Chúng tôi đã cố gắng lựa chọn hệ thống thích hợp để áp dụng cho phân loại thực vật ở Việt Nam, kết nối hợp lý với phân loại thực vật dựa trên các đặc điểm về hình thải thực vật và hình thái tiến hóa của thực vật hạt kín. Trong cuốn sách này, sau tên khoa học của loài không viết tên tác giả của loài đó để sinh viên dễ nhớ tên khoa học, hơn nữa tên tác giả cũng chưa đồng nhất ở các sách giáo khoa ở Việt Nam. Do vậy, nếu muốn tìm hiểu tên tác giả của loài, các sinh viên có thể tra cứu bằng cách gõ tên khoa học ở các trang web sau: www.theplantlist.org hoặc www.tropicas.org hoặc www.ipni.org; nếu các loài có ở Việt Nam, tra cứu trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3).
Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cho sinh viên học tập, nghiên cứu ở bậc đại học là chủ yếu, bên cạnh những kiến thức cơ bản, một số kiến thức nâng cao cũng được trình bày để làm cơ sở cho các sinh viên muốn tiếp tục theo đuổi chuyên môn về thực vật học ở các bậc sau đại học hay trong phát triển nghiên cứu sau này. Với khối lượng lớn các tài liệu về hình thái và phân loại thực vật, chúng tôi đã cố gắng chọn lọc để trình bày những kiến thức một cách cô đọng, nhưng sẽ còn những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đọc góp ý sửa chữa